Lớp 1

Bài giảng và lời giải về cộng, trừ các số tròn chục – Wikihoctap

5/5 - (1 bình chọn)

Cộng, trừ các số tròn chục trong SGK Toán lớp 1 bộ sách Cánh diều sẽ là tổng hợp toàn bộ những kiến thức các em đã học. Để giúp các em ôn tập lại và nâng cao kiến thức, Wikihoctap đã biên soạn một cách tỉ mỉ và chi tiết bài giảng kèm lời giải chi tiết. Mời các thầy cô, phụ huynh cùng các em, chúng ta cùng bắt đầu ngay bây giờ nhé!

Mục tiêu bài học:

  • Học sinh biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng các số tròn chục.
  • Thực hiện các phép tính cộng các số tròn chục trong phạm vi 90.
  • Giải các bài toán về phép cộng. 
  • Nhận biết được tính chất của phép cộng: Đổi chỗ hai số trong phép cộng không làm thay đổi kết quả.

Những dụng cụ tính các bé cần chuẩn bị:

– Một số thẻ thanh mười (mỗi thẻ gồm 10 khối lập phương rời).
– Một số tình huống đơn giản có phép cộng, phép trừ các số tròn chục.

1. Tính: (Hình bài 1 trang 132, SGK Toán 1)

Hướng dẫn: Thực hiện các phép tính cộng.

30 + 10 = 40 20 + 20 = 40 50 + 40 = 90
40 + 10 = 50 80 + 10 = 90 20 + 70 = 90

>>> Xem thêm: Phép cộng dạng 25 + 14

2. Tính: (Hình bài 2 trang 133, SGK Toán 1)

Hướng dẫn: Thực hiện các phép tình trừ.

40 – 30 = 10 50 – 50 = 0 90 – 60 = 30
60 – 10 = 50 80 – 70 = 10 70 – 50 = 20

>>> Xem thêm: Phép cộng dạng 25 + 4, 25 + 40

3. Số? (Hình bài 3 trang 133, SGK Toán 1)

Hướng dẫn: Tính các phép tính điền số thích hợp.

>>> Xem thêm: Phép trừ dạng 17 – 2

4. (Hình bài 4 trang 133, SGK Toán 1)

Lớp 1A ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được 5 chục quyển vở, lớp 1B ủng hộ được 4 chục quyển vở. Hỏi cả 2 lớp ủng hộ bao nhiêu quyển vở?

Hướng dẫn: Quan sát hình và đọc kĩ đề bài, điền số thích hợp:

> Xem thêm: Trên dưới, trái phải, trước sau

Bài tập làm thêm:

Tính nhẩm:

20 + 30 = ? => Nhẩm 2 chục + 3 chục = 5 chục

Vậy 20 + 30 = 50

50 + 10 = 40 + 30 = 50 + 40 = ?

20 + 20 = 20 + 60 = 40 + 50 = ?

30 + 50 = 70 + 20 = 20 + 70 = ?

Hướng dẫn giải:

50 + 10 =

Nhẩm: 5 chục + 1 chục = 6 chục.

Vậy 50 + 10 = 60.

20 + 20 =

Nhẩm: 2 chục + 2 chục = 4 chục.

Vậy 20 + 20 = 40.

30 + 50 =

Nhẩm: 3 chục + 5 chục = 8 chục.

Vậy 30 + 50 = 80.

40 + 30 =

Nhẩm: 4 chục + 3 chục = 7 chục.

Vậy 40 + 30 = 70.

20 + 60 =

Nhẩm: 2 chục + 6 chục = 8 chục.

Vậy 20 + 60 = 80.

70 + 20 =

Nhẩm: 7 chục + 2 chục = 8 chục.

Vậy 70 + 20 = 90.

50 + 40 =

Nhẩm: 5 chục + 4 chục = 9 chục.

Vậy 50 + 40 = 90.

40 + 50 =

Nhẩm: 4 chục + 5 chục = 9 chục.

Vậy 40 + 50 = 90.

20 + 70 =

Nhẩm: 2 chục + 7 chục = 9 chục.

Vậy 20 + 70 = 90.

Phương pháp giúp các bé làm tốt các phép tính:

Phương pháp Wikihoctap đề xuất cho các bé để học tốt hơn với môn toán là: “Làm việc nhóm”. Làm việc nhóm từ xưa đến nay, luôn là một phương pháp học tập hiệu trong mọi môn học cũng như cho mọi lứa tuổi. Làm việc nhóm không những tạo ra một không khí học tập vui vẻ, tăng khả năng tập trung của các bé mà còn góp phần làm nên một buổi học thật năng suất bởi dĩ nhiên “nhiều cái đầu hơn một cái đầu” rồi, nhiều người cùng giải bài toán sẽ giúp cho quá trình tìm ra đáp án một cách dễ dàng hơn.

Một số phương pháp khác đó là:

• Thực hiện các tình huống thực tế có liên quan đến các phép tính, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống. (Ví dụ: sử dụng những vật dụng gia đình có như trái táo, trái nho, bánh kẹo,v.v rồi tạo ra các tình huống cho các bé)

• Cho các bé chơi các trò chơi liên quan đến các phép tính giúp các bé có kỹ năng tính nhẩm các phép tính trừ.

• Thực hành cùng bố mẹ, bạn bè để nắm bài tốt hơn.

Lời Kết:

Trên đây là toàn bộ bài giảng cũng như lời giải và các bài tập về cộng, trừ các số tròn chục cơ bản theo chương trình SGK lớp 1 mới. Tại https://wikihoctap.com còn rất nhiều bài giảng có kèm lời giải chi tiết về các bài học khác nữa. Các em hãy truy cập để cùng nhau học thật tốt nhé!

Hà Anh

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button