Lớp 6

Ba điểm thẳng hàng - Học toán cùng Wikihoctap

Rate this post

Các bạn sẽ hiểu như thế nào về ba điểm cùng thẳng hàng với nhau nhỉ? Vậy thì hãy đến với bài học: Ba điểm thẳng hàng mà hôm nay chúng ta sẽ được học nhé! Cùng đi tìm những chân trời tri thức mới này cùng với cô nhé.

Mục tiêu của bài học 

Sau khi học xong bài này thì các em cần phải trang bị cho mình những kiến thức dưới đây: 

  • Nhắc lại những kiến thức về điểm cũng như đường thẳng đã được học ở bài trước. 
  • Nắm thật chắc những nội dung bài học về tính chất cũng như các cách để chứng minh. 
  • Hoàn thiện những bài tập theo dạng từ cơ bản đến nâng cao sau khi học xong lý thuyết.

Kiến thức cơ bản của bài học : Ba điểm thẳng hàng 

Dưới đây là những kiến thức cơ bản ,yêu cầu các bận tập trung lắng nghe và hoàn thanh bài tập dưới

I . Thế nào là ba điểm thẳng hàng

  • Khi ba điểm A,C,D cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng (h.8a)
  • Khi ba điểm E,F,G không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.(h.8b)
Ba Điểm Thẳng Hàng
Ba Điểm Thẳng Hàng – Học tốt toán lớp 6 cùng Wikihoctap

II. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

  • Với 3 điểm thẳng hàng A,C,B như trên hình 9 ta có thể nói:

– Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.

– Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.

– Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.

– Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

Ba Điểm Thẳng Hàng

Nhận xét: Trong 3 điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

III .Ví dụ

Ví dụ 1:  Xem hình 11 và gọi tên:

a, Tất cả bộ ba điểm thẳng hàng.

b, Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.

Ba Điểm Thẳng Hàng

Giải.

a, Qua hình vẽ trên , chúng ta hoàn toàn có thể kết luận :Các bộ 3 điểm thẳng hàng là: A,E,B;B,D,C;D,E,G.

b, Qua hình vẽ trên , chúng ta hoàn toàn có thể kết luận :  Hai bộ 3 điểm không thẳng hàng là: A,B,C;A,B,D.

Ví dụ 2. Vẽ :

a, 3 điểm M,N,P thẳng hàng.

b, 3 điểm C,E,D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa C và D.

c, 3 điểm T,Q,R không thẳng hàng.

Giải:

Ba Điểm Thẳng Hàng

Hướng dẫn giải bài tập SGK Toán lớp 6 

Sau đây nhằm giúp các bạn hệ thống lại kiến thức cũng như luyện tập giúp các bạn nắm bắt bài tốt hơn .Chúng ta sẽ cùng nhau đi làm một số bài tập cơ bản trong SGK sau đây nhé :

Bài 8: Ở hình 10 thì 3 điểm A,B,C hay 3 điểm A,M,N thẳng hảng? Lấy thước thẳng để kiểm tra.

Ba điểm thẳng hàng

Giải:  Dựa trên hình vẽ và những lý thuyết mà ta có thể kết luận: Ba điểm A,B,C thẳng hàng; 3 điểm A,M,N không thẳng hàng.

Bài 9 trang 106 – Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Xem hình 11 và gọi tên:

a, Tất cả các bộ 3 điểm thẳng hàng.

b, Hai bộ 3 điểm không thẳng hàng

Ba điểm thẳng hàng

Giải:

a. Ta có thể trả lời câu hỏi như sau : Các bộ 3 điểm thẳng hàng trong hình 11(SGK) là: A,E,B; B,D,C; D,E,G.

b.  Từ kiến thức đã biết , bạn có thể kết luận :Hai bộ 3 điểm không thẳng hàng trong hình 11(SGK) là: A,B,C; A,B,D.

Ngoài ra, chúng ta còn có 15 bộ 3 điểm không thẳng hàng khác nữa.

Bài 10 trang 106 – Sách giáo khoa toán 6 tập 1 Vẽ:

a, 3 điểm M,N,P thẳng hàng.

b, 3 điểm C,E,D thẳng hàng và sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C và D.

c, 3 điểm T,Q,R không thẳng hàng.

Giải: Em có thể vẽ hình như sau:

Ba điểm thẳng hàng

Ba điểm thẳng hàng

Bài 11 trang 107 – Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Xem hình 12 và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

1. Điểm …nằm giữa hai điểm M và N.

2. Hai điểm R và N nằm … đối với điểm M.

3. Hai điểm … nằm khác phía đối với …
Ba điểm thẳng hàng

Giải:

a, R b, cùng phía c, M và N,R

Bài 12 trang 107 – Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Xem hình 13 và gọi tên các điểm:

a, Nằm giữa 2 điểm M và P.

b, Không nằm giữa hai điểm N và Q.

c, Nằm giữa hai điểm M và Q.
Ba điểm thẳng hàng

Giải:

a) điểm N

b, điểm M

c, điểm N và P

Bài 13 trang 107 – Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:

a, Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (3 điểm N,A,B thẳng hàng).

b, Điểm B nằm giữa A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Giải:

Em có thể vẽ hình như sau:

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 2: Ba điểm thẳng hàng

Bài 14 trang 107 – Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Đố: Theo hình 14 thì ta có thể trồng 12 cây thành 6 hàng, mỗi hàng 4 cây. Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.
Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 2: Ba điểm thẳng hàng

Giải: Em có thể trồng cây theo một trong hai hình sau:

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 2: Ba điểm thẳng hàng

Một số bài tập luyện thêm 

Các bài tập cơ bản trên đây chắc hẳn không làm khó dễ đến các bạn nhỉ ? Để nâng cao kiến thức cũng như tư duy làm bài của các bạn thì bây giời chúng ta sẽ cùng làm thêm một số bài tập bổ xung nữa nhé !

Bài 1 :

Cho hình vẽ sau. Chọn câu sai:

Ba Điểm Thẳng Hàng

A. Ba điểm D;E;B thẳng hàng

B. 3 điểm C;E;A không thẳng hàng

C. Ba điểm A;B;F thẳng hàng

D. 3 điểm D;E;F thẳng hàng

Bài 2 :

Đố vui:

“ Một con vịt bơi trước hai con vịt

Một con vịt bơi giữa hai con vịt

Một con vịt bơi sau hai con vịt”

Hỏi tổng cộng có bao nhiêu con vịt?

A. 2

B.3

C.4

D.5

Bài 3 :

Chọn câu đúng ?

A. Ba điểm phân biệt là ba điểm thẳng hàng

B. Trong 3 điểm phân biệt luôn có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại

C. Với ba điểm phân biệt luôn có hai điểm nằm về cùng phía đối với điểm còn lại

D. Với 3 điểm thẳng hàng phân biệt luôn có hai điểm nằm khác phía với điểm còn lại

Lời kết :

Bài học: Ba điểm thẳng hàng đã giúp các em giải đáp được những thắc mắc ở đầu bài rồi đúng không nào? Chương trình học ngày càng có lượng kiến thức tăng cao. Vì thế hãy nỗ lực hết mình và đạt được nhiều thành tích thật tốt nhé!

Xem thêm :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button