Lớp 2

Bài tập toán lớp 2 trong đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 2

Rate this post

Các em có biết những dạng bài tập toán lớp 2 nào thường được bắt gặp trong đề kiểm tra không? Để Wikihoctap giải đáp cho các em trong bài học sau đây! Đồng thời trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn giải chi tiết các dạng bài này để các em nắm vững cách giải từng dạng bài nhé!

Mục tiêu:

  • Nắm được các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình toán lớp 2.
  • Giải được các bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong chương trình.

Hệ thống kiến thức toán học lớp 2

Hệ thống kiến thức lý thuyết lớp 2 được xây dựng và trải dài trên 38 chủ đề lớn nhỏ. Được sắp xếp hợp lý trong chương trình học. Dựa vào những kiến thức lý thuyết căn bản. Các dạng bài tập được xây dựng từ dễ đến khó dần và cuối cùng là các bài tập kết hợp nhiều kiến thức lý thuyết.

Như vậy, để thuận tiện cho phụ huynh cũng như các con trong việc nắm vững kiến thức và các dạng toán. Toppy hệ thống lại các dạng bài tập dựa trên 38 bài học trong sách giáo khoa toán lớp 2.

  • Bài tập về số hạng – tổng

Bài tập về kiến thức tổng và số hạng bao gồm các bài tập liên quan đến chủ đề phép cộng. Ví dụ như: Phép cộng có tổng bằng 10, phép cộng dạng 24 + 4, 9 cộng với 1 số, …

bài tập toán lớp 2
Bài tập toán lớp 2 trong đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 2
  • Bài tập về số bị trừ, số trừ, hiệu,…

Bài tập số bị trừ – số trừ = hiệu bao gồm các bài toán về phép trừ. Ví dụ như dạng toán về ít hơn, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, tìm số bị trừ,…

bài tập toán lớp 2

  • Bài tập về thừa số, tích

Đây là dạng bài tập liên quan đến phép nhân. Có một số dạng toán cơ bản áp dụng lý thuyết chung này. Như: phép nhân, tìm thừa số, tích,…

  • Bài tập về phép chia

Các dạng bài tập về số bị chia, số chia, thương,… Là những dạng bài thuộc chủ đề này. Mở rộng của phép chia là các dạng toán có liên hệ với bài tập về phép nhân. Và ngược lại.

  • Bài tập về đường thẳng

Bên cạnh các dạng bài tập đường thẳng cơ bản. Dạng bài này khi mở rộng bao gồm các bài tập tính độ dài. Ví dụ như: tính độ dài đường thẳng, đường gấp khúc,… Ngoài ra, còn có các bài tập về đơn vị đo, chu vi tam giác và tứ giác,…

bài tập toán lớp 2

  • Bài tập về số tự nhiên

Dạng bài tập này thuộc mức độ sơ cấp. Không có nhiều điểm chú ý và độ khó không cao.

Tổng hợp bài tập toán lớp 2 

Đề 1

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:

Số hạng 362 509 34
Số hạng 425 400 634
Tổng 999 1000
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số bị trừ 869 867 1000
Số trừ 758 136
Hiệu 21 207 500

Bài 3: Điền dấu < ; > ; = vào chỗ chấm.
20 x 4 … 79                                                        60 : 3 … 3 x 7
30 x 2 …. 20 x 3                                                 4 x 10 … 5 x 9

Bài 4: Trên một bảng con có ghi phép tính: 6 + 8 + 6. Lan cầm bảng tính nhẩm được kết quả là 20. Huệ cẩm bảng tính nhẩm lại được kết quả là 26. Hỏi ai tính đúng?

Bài 5:Với 6 miếng bìa đã ghi các số 9, 8, 7, 6, 5, 2, bạn An đã ghép thành phép tính trừ sai như sau: 89 – 57 = 26. Em hãy đổi chỗ hai miếng bìa cho nhau để chữa phép trừ sai thành phép trừ đúng.

Đề 2

Bài 1:Viết các số: 236; 880 ; 408 thành các tổng của các trăm, các chục và các đơn vị:
Bài 2: Viết các số gồm:
a) 6 chục và 7 đơn vị: ……………………………………………………………………..
b) 4 trăm 8 chục và 0 đơn vị: ……………………………………………………………..

Bài 3: Viết tất cả các số có hai chữ số mà:
a) Chữ số hàng đơn vị là 8: …………………………….……………………………….
b) Chữ số hàng chục là 8: ………………………..……………………………………..

c) Chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị giống nhau:………….………………….

Bài 4: Cho số a có hai chữ số:

  1. Nếu chữ số hàng chục bớt đi 2 thì số a giảm đi bao nhiêu đơn vị? …………………..
  2. Nếu chữ số hàng chục tăng thêm 2 thì số a tăng thêm bao nhiêu? ……………………
  3. Nếu chữ số hàng chục tăng thêm 1 và chữ số hàng đơn vị giảm đi 1 thì số a thay đổi thế nào?

Bài 5: Cho số 406:

  1. Nếu chữ số hàng trăm bớt đi 2 (hay thêm 2) thì số đó giảm đi (hay tăng thêm) bao nhiêu đơn vị? …………………………………………………………………………….
  2. Số đó thay đổi như thế nào nếu đổi chỗ chữ số 0 và chữ số 6 cho nhau? ……………

Bài 6: Hiện nay Mai 7 tuổi, Hoa 10 tuổi, Hồng 9 tuổi. Đến khi bạn Mai bằng tuổi bạn Hồng hiện nay thì tổng số tuổi của ba bạn là bao nhiêu?

Bài 7: Lúc ông 60 tuổi thì mẹ 30 tuổi và Tuấn mới có 5 tuổi. Năm nay mẹ 35 tuổi,. Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi? Tuấn bao nhiêu tuổi? Tổng số tuổi của cả ba người là bao nhiêu tuổi?

Bài 8: Mai hơn Tùng 2 tuổi và kém Hải 2 tuổi. Đào hơn Mai 3 tuổi. Hỏi ai nhiều tuổi nhất, ai ít tuổi nhất? Người nhiều tuổi nhất hơn người ít tuổi nhất là bao nhiêu tuổi?

Bí quyết chinh phục môn toán đơn giản cho trẻ

Trong chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Suốt 12 năm học, môn toán luôn giữ vị trí là môn chính trong giáo dục. Bởi vậy, tầm quan trọng của toán luôn được đề cao. Tuy nhiên, có thể học tốt môn toán lại là một hành trình dài, đòi hỏi nhiều cố gắng. Bởi vậy, không phải em học sinh nào cũng có thể học tốt môn toán.

Tại bài viết này, Toppy sẽ tổng hợp cho các bé một số bí quyết để có thể học tốt hơn trong môn toán. Mời ba mẹ và các con đón đọc.

Dành nhiều thời gian để đầu tư, luyện tập

Đối với bất kỳ một môn học nào, muốn học tốt, đều cần có sự đầu tư về thời gian. Các con không thể đòi hỏi việc có thể học giỏi hơn. Hay nâng cao kết quả học tập một cách rõ rệt trong một khoảng thời gian ngắn được. Vì vậy, muốn giỏi, cần học tập thật nhiều. Ông bà ta có câu “Cần cù bù thông minh”. Trong trường hợp này là hoàn toàn chính xác.

Nếu con không có năng khiếu với bộ môn toán học, các con cần dành thời gian cho nó mỗi ngày. Sự rèn luyện thường xuyên sẽ mang lại kết quả tích cực cho các con.

Xây dựng lộ trình học từ cơ bản đến nâng cao

Môn toán học được xây dựng chương trình có liên quan và ảnh hưởng đến nhau. Vì thế, muốn học giỏi các kiến thức, các con cần nắm vững từ những điều căn bản nhất. Tránh sự vội vàng, đánh giá sai kiến thức và làm ngay từ những bài tập khó. Điều này khiến các con tiêu phí thời gian vô ích vào những vấn đề không dễ hoàn thành. Ngoài ra, gây nên cảm giác chán nản, muốn bỏ cuộc cho các con.

Để con học thật tốt, cần luyện tập lại các dạng toán từ cơ bản nhất. Bắt đầu bằng việc hiểu và nắm chắc kiến thức lý thuyết. Sau đó mới bắt đầu giải và tìm hướng giải quyết các bài tập.

Cuối cùng là mở rộng chương trình, làm các dạng toán phức tạp hơn để rèn luyện tư duy. Đó là một lộ trình học tập chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất cho con.

Tạo ra hững thú bằng cách thay đổi phương pháp học

Bên cạnh các vấn đề về kiến thức nền, các vấn đề liên quan đến tâm lý cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với môn toán lớp 2, khi học chương trình này, các con vẫn còn nhiều tâm lý mải chơi. Và chưa có sự quyết tâm cũng như tinh thần yêu thích, say mê môn toán. Vì vậy, ba mẹ nên bắt đầu bằng việc xây dựng niềm yêu thích cho con.

Một số biện pháp ba mẹ có thể tham khảo như: tặng thưởng khi con có tiến bộ trong học tập. Hoặc tổ chức các trò chơi toán học cho con tham gia.

Ngoài ra, còn có một phương pháp mang lại hiệu quả vô cùng tốt. Đó là học nhóm, trẻ thường có tâm lý nghe theo và bắt chước bạn bè ở độ tuổi nhỏ. Vì vậy, nếu tổ chức học nhóm, các con có thể nhìn nhau cùng học tập và cố gắng. Và hơn nữa, đó cũng là một cách giúp trẻ thư giãn hơn, vừa học vừa chơi cùng bạn bè.

Rèn luyện tính kiên nhẫn

Hy vọng rằng, các bài tập toán lớp 2 mà Wikihoctap cung cấp sẽ là một nguồn tài liệu ôn tập bổ ích cho các em. Hãy tham khảo thêm các đề thi cuối học kì 2 môn toán 2 tại website của Wikihoctap nhé! Chúc các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi tổng kết sắp tới!

Xem thêm:

Đề thi toán lớp 2 học kỳ 2: Bộ đề thi cực chất có lời giải

Đề thi toán lớp 2 học kỳ 1: Trọn bộ đề thi có đáp án

 

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button