Lớp 4

Biểu đồ – Bài tập kèm lời giải Toán lớp 4 cụ thể nhất

Rate this post

Thông thường, để biểu thị những đại lượng một cách ngắn gọn thì người ta sẽ dùng biểu đồ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được những dạng biểu đồ cơ bản để làm nền tảng cho việc học toán thống kê sau này. Mời các em vào bài học với cô nhé.

Mục tiêu bài học

Những mục tiêu mà các em cần đạt được trong bài giảng hôm nay: 

  • Làm quen với biểu đồ tranh và biểu đồ cột. 
  • Những ví dụ về số biểu đồ và những bài làm sẽ giúp ích cho các con.

Lý thuyết cần nắm bài Biểu đồ

Các con hãy tập trung đọc hiểu, ghi nhớ kiến thức lý thuyết sau để có thể làm được những bài tập phía sau nhé!

Làm quen với biểu đồ tranh

  •   Biểu đồ tranh là biểu đồ sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để mô tả giá trị của đại lượng …
  •   Biểu đồ tranh thường có hai cột, một cột là đại lượng cần mô tả, một cột là hình ảnh để mô tả  giá trị  của đại lượng đó.
  •   Nhìn vào biểu đồ tranh có thể suy ra được giá trị của đại lượng qua hình ảnh, tranh vẽ tương ứng.

Ví dụ:  

Biểu đồ

                                                                LOẠI NHẠC CỤ YÊU THÍCH

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, có 3 bạn thích đàn Violin; 2 bạn thích trống; 4 bạn thích đàn Organ.

Làm quen với biểu đồ cột

  • Biểu đồ cột biểu thị giá trị của đại lượng qua các cột hình chữ nhật có độ dài tương ứng với giá trị của đại lượng đó.
  • Số ghi ở đỉnh mỗi cột thể hiện giá trị của đại lượng tại cột đó.
  • Cột cao hơn biểu thị giá trị lớn hơn, cột thấp hơn biểu thị giá trị nhỏ hơn.

 Ví dụ: 

Biểu đồ

                                               LOẠI TRÁI CÂY YÊU THÍCH CỦA CÁC BẠN TỔ 1

Có 7 bạn thích cam, 2 bạn thích chuối, 3 bạn thích lê, 4 bạn thích táo.

Các con hãy xem thêm video bài giảng để hiểu kĩ hơn về biểu đồ nhé!

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài Biểu đồ

Sau khi tự làm bài tập SGK, các con có thể so sánh đáp án, kiểm tra xem đã làm đúng chưa nhé!

Bài 1: Biểu đồ dưới đây nói về các môn thể thao khối lớp 4 tham gia:

Biểu đồ

Nhìn vào biểu đồ hãy trả lời câu hỏi sau:

a) Những lớp nào được nêu tên trong biểu đồ?

b) Khối lớp Bốn tham gia mấy môn thể thao, gồm những môn nào?

c) Môn bơi có mấy lớp tham gia, là những lớp nào?

d) Môn nào ít lớp tham gia nhất?

e) Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả là mấy môn? Hai lớp đó cùng tham gia những môn thể thao nào?

Lời giải:

a) Các lớp được nêu tên trong biểu đồ là: Lớp 4A, lớp 4B, lớp 4C

b) Khối lớp Bốn tham gia 4 môn thể thao là: Bơi lội, nhảy dây, cờ vua và đá cầu.

c) Môn bơi có hai lớp tham gia là lớp 4A và lớp 4C

d) Môn cờ vua có ít lớp tham gia nhất, chỉ có lớp 4A tham gia

e) Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu.

Bài tập 1 có khó không các con nhỉ? Nếu chưa làm được thì các con hãy đọc kĩ phần lý thuyết và ví dụ phía trên nhé!

Bài 2: Biểu đồ bên nói về số thóc gia đình bác Hà đã thu hoạch trong ba năm 2000, 2001, 2002. Dựa vào biểu đồ, em hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

Biểu đồ

a) Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được mấy tấn thóc?

b) Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là bao nhiêu tạ thóc?

c) Cả 3 năm gia đình bác Hà thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc? Năm nào thu hoạch được nhiều nhất? Năm nào thu hoạch được ít nhất?

Lời giải:

a) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2002 là:

10 x 5 = 50 tạ = 5 tấn

b) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2000 là:

10 x 4 = 40 tạ = 4 tấn

Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là :

50 – 40 = 10 tạ

c) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2001 là:

10 x 3 =30 tạ

Cả 3 năm gia đình bác Hà thu hoạch được số thóc là:

40 + 30 + 50 = 120 tạ = 12 tấn

Ta có: 30 tạ < 40 tạ < 50 tạ

Vậy năm 2001 thu hoạch được ít thóc nhất.

Năm 2002 thu hoạch được nhiều thóc nhất.

Chúng ta cùng làm tiếp một bài tập nữa về biểu đồ nhé!
Bài 3: Số lớp Một của trường tiểu học Hòa Bình trong 4 năm học như sau:

Năm học 2001 – 2002: 4 lớp

Năm học 2002 – 200: 3 lớp

Năm học 2003 – 2004: 6 lớp

Năm học 2004 – 2005: 4 lớp

a) Hãy viết tiếp vào chỗ chấm trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ

b) Dựa vào biểu đồ trên hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Số lớp Một của năm học 2003 – 2004 nhiều hơn của năm học 2002 – 2003 bao nhiêu lớp?

– Năm học 2002 – 2003 mỗi lớp có 35 học sinh. Hỏ trong năm học đó trường Tiểu học Hòa Bình có bao nhiêu học sinh lớp Một?

– Nếu năm học 2004 – 2005 mỗi lớp Một có 32 học sinh thì số học sinh lớp Một năm hóc 2002 – 2003 ít hơn năm học 2004 – 2005 bao nhiêu học sinh?

Lời giải:

a) Điền từ trái sang phải:

– Các đỉnh cột: 4, 6, 4

– Các chân cột: 2002 – 2003, 2004 – 2005

b) – Số học sinh lớp Một của năm học 2003- 2004 nhiều hơn của năm học 2002 – 2003 là:

6 – 3 = 3 lớp

– Số học sinh lớp Một trong năm học 2002 – 2003 của trường tiều học Hòa Bình là:

35 x 3 = 105 học sinh

– Số học sinh lớp Một trong năm học 2004 – 2005 của trường tiều học Hòa Bình là:

32 x 4 = 128 học sinh

– Số học sinh lớp Một năm hoc 2002 – 2003 ít hơn của năm học 2004- 2005 là :

128 – 105 = 23 học sinh

Câu hỏi tự luyện tập về Biểu đồ

Các câu hỏi tự luyện với hình ảnh sinh động sẽ giúp các con nắm bài và ôn tập một cách hiệu quả:

Phần câu hỏi

Câu 1: Nhìn vào hình dưới đây em hãy cho biết : Trong tháng 2 cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm?

Biểu đồ

A. 2000 lít

B. 2250 lít

C. 2500 lít

Câu 2: Nhìn vào biểu đồ cho biết những lớp nào được nêu trên bản đồ ?

Biểu đồ

A. Lớp 4A

B. Lớp 4B

C. Lớp 4C

D. Cả 3 lớp: 4A, 4B,4C

Câu 3: Nhìn vào hình cho biết lớp 4A tham gia môn thể thao nào?

Biểu đồ

A. Cầu lông , chạy

B. Bơi , bóng rổ

C. Bơi , đá bóng

Câu 4: Nhìn vào hình và cho biết: Nhà Bình và Vi đang nuôi tất cả bao nhiêu con trâu?

Biểu đồ

A. 2

B. 3

C. 4

Câu 5: Nhìn vào hình cho biết trong 1 tháng tổ 2 may nhiều hơn tổ 3 bao nhiêu chiếc áo ?

Biểu đồ

A. 525

B. 450

C. 75

Phần đáp án

1.B            2.D             3.C              4.B              5.C

Lời kết

Qua bài học hôm nay thì các con đã được làm quen với một người bạn mới: Biểu đồ. Các em có thấy người bạn này rất thú vị hay không? Để có thể tích lũy thêm được thật nhiều kiến thức thì các con có thể truy cập vào Wikihoctap nhé.

Xem thêm bài giảng khác tại Wikihoctap:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button