Biểu thức có chứa ba chữ – Lý thuyết chi tiết toán lớp 4
Chắc hẳn các em đã được làm thành thạo dạng bài về biểu thức chứa một, hai chữ. Với bài học hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về dạng bài được nâng cấp hơn một chút. Đó chính là biểu thức có chứa ba chữ. Cùng theo dõi bài viết để có thể nắm chắc được kiến thức cũng như áp dụng vào giải biểu thức chữa chữ nhé.
Mục tiêu bài học
Kiến thức mà hôm nay cô và trò chúng ta sẽ học bao gồm như sau:
- Những ví dụ về phép tính cộng.
- Những bài tập vận dụng về biểu thức có chứa ba chữ số. Và những bài giải vô cùng bổ ích sẽ giúp cho các con bổ sung được kiến thức cho bản thân.
Nội dung lý thuyết
Sau đây là những kiến thức cơ bản, làm nền tảng cho việc giải các biểu thức chứa ba chữ:
Ví dụ
An, Bình và Cường cùng đi câu cá. An câu được … con cá. Bình câu được … con cá, Cường câu được … con cá. Cả ba người câu được … con cá.
Số cá câu được có thể là:
a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ
- Nếu a=2;b=3 và c=4 thì a+b+c=2+3+4=5+4=9;
9 là một giá trị của biểu thức a+b+c.
- Nếu a=5; b=1 và c=0 thì a+b+c=5+1+0=6+0=6;
6 là một giá trị của biểu thức a+b+c.
- Nếu a=1; b=0 và c=2 thì a+b+c=1+0+2=1+2=3
3 là một giá trị của biểu thức a+b+c.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+b+c.
Cách tính giá trị biểu thức có chứa ba chữ
- Bước 1: Xác định giá trị của ba chữ xuất hiện trong biểu thức từ đề bài.
- Bước 2: Thay giá trị tương ứng của ba chữ đó vào biểu thức ban đầu.
- Bước 3: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức.
- Bước 4: Kết luận.
Sau khi học xong phần lý thuyết, chúng ta hãy xem thêm video bài giảng của thầy Hoàng Hà để làm thêm nhiều ví dụ sinh động nhé!
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Biểu thức chứa ba chữ
Dưới đây là tổng hợp bài tập và hướng dẫn giải chi tiết được Wikihoctap biên soạn theo trang 44 sách giáo khoa Toán lớp 4:
Câu 1: Tính giá trị của a + b + c nếu :
a) a = 5, b = 7, c = 10;
b) a = 12, b = 15, c = 9;
Bài Làm:
a) Thay giá trị: a = 5, b = 7, c = 10, ta được: a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22;
b) Thay giá trị: a = 12, b = 15, c = 9, ta được: a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36;
Câu 2: Tính giá trị của a x b x c nếu:
a) a = 9, b = 5 và c = 2;
b) a = 15, b = 0 và c = 37.
Bài Làm:
a) Thay giá trị: a = 9, b = 5 và c = 2, ta được: a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
b) Thay giá trị: a = 15, b = 0 và c = 37, ta được: a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
Câu 3: Cho biết m = 10, n = 5, p = 2. Tính giá trị biểu thức:
a) m + n + p
m + ( n + p)
b) m – n – p
m – (n + p)
c) m + n x p
(m + n) x p
Bài Làm:
Thay m = 10, n = 5, p = 2 vào các biểu thức, ta có các kết quả sau:
a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17
m + ( n + p) = 10 + ( 5 + 2) = 17
b) m – n – p = 10 – 5 – 2 = 3
m – ( n + p )= 10 – (5 + 2) = 3
c) m + n x p = 10 + 5 x 2 = 20
(m + n) x p = ( 10 + 5 ) x 2 = 30
Chúng ta hãy áp dụng kiến thức đã được học để giải bài toán về chu vì hình tam giác dưới đây nhé!
Câu 4:
a) Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c. Gọi P là chu vi của hình tam giác
Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.
b) Tính chu vi của hình tam giác biết:
a = 5 cm, b = 4 cm và c = 3 cm;
a = 10 cm, b = 10 cm và c = 5 cm;
a = 6 dm, b = 6 dm và c = 6 dm.
Câu hỏi tự luyện Biểu thức chứa ba chữ
Các câu hỏi tự luyện sẽ giúp các con ôn tập và nâng cao kiến thức!
Phần câu hỏi
Câu 1: Một hình tam giác ABC có độ dài các cạnh a, b, c tương ứng với 55cm, 30cm và 75cm.Chu vi hình tam giác ABC là bao nhiêu cm.
A. 150
B. 160
C. 170
Câu 2: Một hình tam giác ABC có độ dài các cạnh a,b,c tương ứng với 155cm, 127cm và 90cm.Chu vi hình tam giác ABC là bao nhiêu cm.
A. 370
B. 371
C. 372
Câu 3: Với a=17045,b=6754 và c=3 thì (a+b) x c có giá trị là…
A. 70000
B. 71397
C. 61397
Câu 4: Giá trị của biểu thức (a x b ) – c vớia=46;b=9 và c=345 là…
A. 69
B. 96
C. 97
Câu 5: Điền dấu <,>,= vào chỗ trống : Với a=12554;b=1398 vàc=1245 thì: a–b−c 2115−1145
A. <
B. >
C. =
Phần đáp án
1 2 3 4 5
Lời kết
Hôm nay bài giảng sẽ kết thúc tại đây, các con hãy kiểm tra đã làm đúng những bài tập biểu thức có chứa ba chữ ở trên hay chưa? Các con hãy theo dõi nhiều bài giảng tiếp theo để có thể làm được nhiều đề thi kiểm tra để có sự tiến bộ hơn nhé. Hy vọng sẽ gặp lại các con vào những bài tập thú vị tiếp theo!
Hẹn gặp lại các con trong những bài học tiếp theo nhé!
>> Xem thêm các bài giảng liên quan khác: