Lớp 4

Biểu thức có chứa một chữ – Bài tập có lời giải toán lớp 4

5/5 - (1 bình chọn)

Ở chương trình học toán lớp 3 thì các em đã được học về những phép tính là cộng, trừ, nhân và chia các chữ số. Thế còn các chữ cái thì sẽ như thế nào nhỉ. Bài học: Biểu thức có chứa một chữ sẽ giải đáp được vấn đề này cho các em. Cùng bắt đầu vào bài các em nhé.

Mục tiêu bài học Biểu thức một chữ

Sau khi bài học kết thúc thì các em cần nắm được những kiến thức và kỹ năng sau đây: 

  • Phải xác định được giá trị của biểu thức, thay những giá trị tương ứng, thực hiện phép tính và rồi sẽ đưa ra kết luận. 
  • Những bài giải có liên quan đến biểu thức có một chữ số.

Lý thuyết cần nắm bài Biểu thức chứa chữ

Dưới đây là những kiến thức cơ bản, chuẩn xác nhất do đội ngũ Wikihoctap biên soạn giúp cho các bạn học sinh có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ bài học:

Ví dụ

Lan có 3 quả táo, mẹ cho Lan thêm … quả táo. Lan có tất cả … quả táo?

Biểu thức có chứa một chữ

3+a  là biểu thức có chứa một chữ

Nếu a=1, thì 3+a=3+1=4;4 là một giá trị của biểu thức 3+a.

Nếu a=2, thì 3+a=3+2=5;5 là một giá trị của biểu thức 3+a.

Nếu a=3, thì 3+a=3+3=6;6 là một giá trị của biểu thức 3+a.

Biểu thức có chứa một chữ

Cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ

Bước 1: Xác định giá trị của chữ xuất hiện trong biểu thức từ đề bài đã cho.

Bước 2: Thay giá trị tương ứng của chữ đó vào biểu thức ban đầu.

Bước 3: Thực hiện tính giá trị biểu thức.

Bước 4: Đưa ra kết luận.

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: 12+a với a=5;a=10

 Giải

Nếu a=5 thì 12+a=12+5=17.

Nếu a=10 thì  12+a=12+10=22.

Các em hãy tập nghe video cô giáo giảng bài nhé!

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Biểu thức chứa chữ

Sau đây là tổng hợp bài tập và lời giải chi tiết, chính xác nhất Wikihoctap tổng hợp theo chương trình sách giáo khoa Toán lớp 4 trang 6. Các em hãy tự làm bài và so sánh kết quả nhé!

Câu 1. Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu):

a) 6 – b với b = 4  Mẫu: Nếu b = 4 thì 6 – b = 6 – 4 = 2

b) 115 – c với c = 7

c) a + 80 với a = 15

Bài Làm:

b) 115 – c với c = 7. Nếu c = 7 thì 115 – c = 115 – 7 = 108. Giá trị của biểu thức là 108

c) a + 80 với a = 15. Nếu a = 15 thì a + 80 = 15 + 80 = 95. Giá trị của biểu thức là 95

Câu 2. Viết vào ô trống (theo mẫu):

a) Biểu thức có chứa một chữ

b)Biểu thức có chứa một chữ

Bài Làm:

Với bài tập này, các con chỉ cần thay giá trị ở ô bên trên vào chữ của biểu thức đã cho là ra kết quả:

a) Biểu thức có chứa một chữ

b)Biểu thức có chứa một chữ

Các con nên tự làm trước khi xem lời giải bên dưới nhé. Ngoài ra, mình  có thể tự lấy thêm ví dụ để hiểu kỹ hơn về bài học.

Câu 3. Trang 6 – SGK Toán 4

a) Tính giá trị của biểu thức 250 + m với : m = 10 ; m = 0 ; m = 80 ; m = 30.

b) Tính giá trị của biểu thức 873 – n với : n = 10 ; n = 0 ; n = 70 ; n = 300.

Bài Làm:

a). Cho biểu thức: 250 + m

  • Với m = 10 thì 250 + m = 250 + 10 = 260
  • Với m = 0 thì 250 + m = 250 + 0 = 250
  • Với m = 80 thì 250 + m = 250 + 80 = 330
  • Với m = 30 thì 250 + m = 250 + 30 = 280

b). Cho biểu thức: 873 – n

  • Với n = 10 thì 873 – n = 873 – 10 = 863
  • Với n = 0 thì 873 – n = 873 – 0 = 873
  • Với n = 70 thì 873 – n = 873 – 70 = 803
  • Với n = 300 thì 873 – n = 873 – 300 = 573.

Câu hỏi tự luyện

Sau khi làm xong bài tập sách giáo khoa, các em hãy tự luyện tập thêm bằng các câu hỏi dưới đây. Các câu hỏi sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức của mình:

Phần câu hỏi

Câu 1: Giá trị của biểu thức 75:3 x n với n=8 là

A. 150

B. 200

C. 180

Câu 2: Giá trị của biểu thức 200 x m với m=3 là

A. 400

B. 500

C. 600

Câu 3: Giá trị của biểu thức 68 x n135 với n=7 là

A. 340

B. 341

C. 342

Câu 4: Khi biết giá trị cụ thể của b, muốn tính biểu thức 7 x b ta làm như thế nào?

A. Thay giá trị của b vào biểu thức 7 x b rồi thực hiện phép tính.

B. Thay giá trị của d vào biểu thức 7 x b rồi thực hiện phép tính.

C. Thay giá trị của c vào biểu thức 7 x b rồi thực hiện phép tính.

Câu 5: 3+a được gọi là …

A. Biểu thức.

B. Biểu thức có chứa một chữ

C. Biểu thức có chứa chữ

Đáp án

1.B                  2.C                   3.B                     4.E                 5.B

Lời kết

Bài học: Biểu thức có chứa một chữ là dạng toán rất cơ bản và được ứng dụng nhiều trong quá trình học môn Toán. Vì thế các em hãy cố gắng tự luyện tập thật thành thạo dạng toán này nhé. Chúc các em học tập thật tốt.

Xem thêm một số bài giảng liên quan khác tại đây:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button