Tổng hợp các dạng toán lớp 6 kèm hướng dẫn giải chi tiết
Sau một quãng thời gian học tập môn toán vừa qua, em đã có thể liệt kê được đầy đủ các dạng toán lớp 6 hay chưa? Nếu chưa, đừng đi đâu xa để tìm kiếm câu trả lời vì Wikihoctap sẽ giúp em thực hiện điều đó ngay tại bài viết này. Cùng tìm hiểu các dạng toán lớp 6 cơ bản nhất trong tài liệu dưới đây của Wikihoctap nhé!
Mục tiêu:
- Nắm được các dạng toán lớp 6 cơ bản.
- Giải được toàn bộ các bài tập thuộc các dạng toán lớp 6 trong tài liệu này.
Tổng hợp lý thuyết các dạng bài tính nhanh lớp 6
Tương tự như các dạng toán khác trong mục số học và hình học. Muốn thực hiện được các phép tính nhanh một cách đơn giản và hiệu quả, các em học sinh cần nắm vững lý thuyết về các công thức tính nhanh. Dưới đây là các dạng bài tính nhanh phổ biến nhất trong chương trình toán lớp 6.
Tổng hợp công thức dạng bài tính toán về dãy cách đều
Các dạng bài toán về dãy cách đều bao gồm các bài tập về khoảng cách, tìm số các số hạng và tìm giá trị giữa các khoảng cách. Có một số công thức tính toán cần lưu ý như sau:
Xét trong dãy số cách đều tăng dần: a, b, c, d, e,…, k (n số hạng)
- Công thức tính tổng: Tổng = (a + b) x n : 2. Phát biểu thành lời, ta có tổng có kết quả bằng tổng số đầu cộng số cuối nhân với số các số hạng chia cho 2.
- Công thức tính số khoảng cách: Số khoảng cách = (k – a) : (b – a). Phát biểu lại thành lời, ta có số khoảng cách bằng hiệu số lớn nhất trừ số bé nhất tất cả chia cho giá trị một khoảng cách,
- Tìm số các số hạng: Số các số hạng = (k – a) : (b – a) + 1. Hay nói cách khác, ta có số các số hạng bằng Số khoảng cách cộng 1
- Tìm số lớn nhất: Số lớn nhất = (b – a) x [(k – a) : (b – a)] + a. Như vậy, ta có số lớn nhất được tính bằng công thức. Số lớn nhất bằng giá trị 1 khoảng cách nhân với số khoảng cách cộng với số bé nhất.
- Tìm số bé nhất: Số bé nhất = k – (b – a) x [(k – a) : (b – a)]. Ta có số bé nhất bằng hiệu của số lớn nhất trừ giá trị một khoảng cách nhân với số khoảng cách
- Giá trị một khoảng cách = b – a. Ta có giá trị của một khoảng cách bằng hiệu hai số bất kì liền nhau xét trong trong dãy số cách đều.
Tổng hợp công thức dạng toán về dãy số và chữ số – hệ thập phân
Ta có một số điểm cần lưu ý trong dạng toán này như sau:
- Nếu hai số tự nhiên liên tiếp nhau trong dãy số tự nhiên. Ta xét thấy chúng hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Trong một dãy số tự nhiên, nếu hai số chẵn liên tiếp nhau. Hoặc hai số lẻ liên tiếp nhau thì chúng hơn kém nhau 2 đơn vị
- Trong một dãy số tự nhiên, để tìm số các chữ số có trong dãy, ta căn cứ vào số bắt đầu của dãy. Ví dụ, nếu dãy số bắt đầu bằng 1, số các chữ số có trong dãy bằng giá trị số cuối cùng của dãy. Nếu dãy số bắt đầu bằng 1 số tự nhiên khác 1. Số các chữ số trong dãy được tính theo công thức được liệt kê ở công thức bài toán dãy cách đều: Tìm số các số hạng: Số các số hạng = Số khoảng cách +1
- Trong một dãy số tự nhiên, số lượng số chẵn bằng số lượng số lẻ khi và chỉ khi dãy số bắt đầu bằng số chẵn, kết thúc bằng 1 số lẻ. Hoặc ngược lại, dãy số bắt đầu bằng số lẻ và kết thúc bằng 1 số chẵn.
- Số các số lẻ trong dãy số lớn hơn số các số chẵn trong dãy 1 số khi dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu bằng 1 số chẵn và kết thúc bằng 1 số chẵn.
- Số các số chẵn trong dãy lớn hơn số các số lẻ trong dãy 1 số khi và chỉ khi dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu bằng 1 số lẻ và kết thúc bằng 1 số lẻ.
Tổng hợp các dạng bài tập tính nhanh lớp 6
Lời kết
Nếu các em đã nắm được các dạng toán lớp 6 trong tài liệu này rồi thì hãy tiếp tục sưu tầm thêm các bài tập nâng cao hơn có tại wikihoctap để luyện giải nhé! Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập của em ở những lớp cao hơn đấy! Hẹn gặp lại các em ở những bài học sau!
Xem thêm >>>
- Dãy số tự nhiên – Lời giải bài tập toán lớp 4
- Lời giải chi tiết bài tập sách giáo khoa khoảng cách – toán lớp 11
- Bài tập SGK Dãy số kèm hướng dẫn giải chi tiết