Lớp 9

Hướng dẫn bài học căn thức bậc hai và hằng đẳng thức

Rate this post

Chào các em quay trở lại cùng với các bài học của Wikihoctap. Hôm nay Wikihoctap sẽ mang đến cho các em một làn gió mới nhé. Đó là bài học căn thức bậc hai và hằng đẳng thức. Còn chần chờ gì nữa, hãy theo dõi ngày bài học thôi nào.

Mục tiêu bài học:

  • Nắm được lý thuyết về căn thức bậc hai.
  • Hiểu và nắm được các hằng đẳng thức đáng nhớ.
  • Áp dụng các kiến thức vào bài tập toán cơ bản và nâng cao.

Tổng quát nội dung kiến thức của toán 9 bài 2 căn thức bậc hai và hằng đẳng thức

Trước khi bước vào bất kỳ một bài học hay một môn học nào đó, việc tổng quát phần kiến thức trong nội dung giảng dạy là điều rất quan trọng. Phần lớn các bạn học sinh lại thường bỏ qua việc này khi giáo viên giới thiệu trên lớp. Tuy nhiên, các bạn không biết rằng, tổng quát nội dung sẽ hỗ trợ bạn cực kỳ nhiều. Nhất là khi đến thời gian ôn thi hoặc hệ thống kiến thức về sau.

Như vậy, quay lại bài số 2 về căn bậc 2 và hằng đẳng thức này, các bạn học sinh sẽ cần nắm được những kiến thức gì? Đầu tiên, khái niệm về căn thức bậc hai chắc chắn bạn phải biết. Song song với đó là phân biệt được sự khác nhau giữa căn bậc 2 số học và căn thức bậc 2. 

Tiếp theo, hiểu được sự liên quan giữa căn bậc hai và hằng đẳng thức. Và phần cuối cùng quan trọng không kém. Đó là nhận dạng và biết cách giải 2 dạng toán cơ bản liên quan đến phần kiến thức này. 

Khái niệm và ví dụ về căn thức bậc hai

Khi A là một biểu thức đại số thì √A sẽ được gọi là căn thức bậc hai của biểu thức A. Và ngược lại, lúc này A được gọi là biểu thức lấy căn hoặc biểu thức ở dưới dấu căn. Điều kiện quyết định xem √A có xác định hay không phụ thuộc vào giá trị biểu thức A. 

căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Hướng dẫn bài học căn thức bậc hai và hằng đẳng thức

Nếu A không âm (A ≥ 0) thì √A sẽ xác định và ngược lại. Điều kiện xác định này cực kỳ quan trọng vì nếu như bạn tìm sai thì các phần tính toán đằng sau gần như sẽ sai hết. 

Sự khác biệt giữa căn thức bậc hai và căn bậc hai số học

Căn thức bậc hai và căn bậc hai số học có sự khác biệt rõ rệt về mặt “nội dung”. Cụ thể, nằm dưới căn bậc 2 số học là hằng số. Còn với căn thức bậc hai thì mở rộng hơn. Dưới dấu căn lúc này là một biểu thức. Về các điều kiện áp dụng về cơ bản là không khác biệt. Dù là hằng số hay cả một biểu thức thì phải có giá trị không âm, căn bậc 2 đó mới tồn tại. 

Mối liên hệ giữa căn bậc hai và hằng đẳng thức

7 hằng đẳng thức đáng nhớ là kiến thức quan trọng bạn đã được học ở lớp 7. Tuy nhiên, khi đó việc triển khai các hằng đẳng thức này vẫn chỉ nằm ở phạm vi số học. Vậy nên, sau khi kết thúc bài học này, bạn sẽ được mở rộng phạm vi sử dụng của các hằng đẳng thức đó lên biểu thức. Bạn cũng sẽ nắm được mối tương quan giữa căn bậc hai và hằng đẳng thức. Cụ thể, các số a, b trong 7 hằng đẳng thức đã học. Sẽ được thể hiện tổng quát hơn với A,B là các biểu thức đại số. 

căn thức bậc hai và hằng đẳng thức

Ngoài ra, theo kiến thức về căn bậc 2 số học thì với mọi số “a”, ta luôn có căn √(a2)= |a|. Và vận dụng điều này với căn thức bậc hai ở đây thì ta sẽ có √(A2) = |A| (với A là một biểu thức đại số ). Phá dấu trị tuyệt đối, được 2 trường hợp như sau:

  • Nếu A ≥ 0  thì √(A2) = A
  • Nếu A < 0 thì √(A2) = -A

Giải bài tập căn thức bậc hai và hằng đẳng thức với 2 dạng toán cơ bản

Với phần kiến thức về toán 9 căn thức bậc hai và hằng đẳng thức này, chúng ta sẽ có 2 dạng toán cơ bản. Và các bạn cần phải nắm thật vững về phương pháp giải 2 dạng này. Sẽ không quá khó nhưng nếu nhớ sai hoặc làm sai hướng thì đảm bảo đi luôn một bài nhiều điểm trong đề thi. 

Dạng toán 1: Tìm điều kiện xác định của căn thức bậc 2

Theo điều kiện xác định của √A và điều kiện phá dấu giá trị tuyệt đối ở trên, ta rút ra điều kiện để một căn thức bậc hai √A xác định ( hoặc có nghĩa ) là A ≥ 0, hiểu là A không âm. 

căn thức bậc hai và hằng đẳng thức

Dạng toán 2: Rút gọn biểu thức có chứa căn thức bậc 2

Với dạng bài rút gọn này, bạn hãy sử dụng kiến thức √(A2)  = |A| ( với A là một biểu thức đại số )

căn thức bậc hai và hằng đẳng thức

Bài học hôm nay rất khác lạ đúng không nào? Các em hãy nắm vững lý thuyết về căn thức bậc hai và hằng đẳng thức nhé! Hãy theo dõi Wikihoctap để có nhiều bài học hay đang chờ đón các em đấy. Chúc các em có những kết quả tốt trong học tập. 

Xem thêm >>>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button