Cộng hai số nguyên khác dấu – Học thật tốt Đại số Toán lớp 6
Cộng hai số nguyên khác dấu là phần kiến thức khá quan trọng trong chương trình Toán lớp 8. Liệu phép cộng này có quá khó hay không? Tất tần tật những thông tin về phần kiến thức quan trọng này sẽ được Wikihoctap bật mí trong bài viết sau đây.
Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Cộng hai số nguyên đối nhau
Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0. Tổng quát: -a + a = 0
Ví dụ: -2 + 2 = 0, -45 +45 = 0
Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau
Trong trường hợp cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:
Bước 1: Tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ)
Bước 2: Đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ:
a. (+3)+(−7)
Ta có:|+3| = 3 và |−7| = 7
Hiệu giá trị tuyệt đối của chúng là 7−3 = 4
Vì |−7|>|+3| nên ta đặt trước kết quả dấu của số −7 (là dấu -)
Do đó, (+3) + (−7) = −4.
b) Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh vào buổi sáng là 30C. Buổi chiều cùng ngày đã giảm 50C . Hỏi nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó là bao nhiêu độ?
Giảm 50C nghĩa là tăng −50C, nên ta cần tính (+3)+(−5)=?
Ta có: (+3)+(−5)=−(5−3)=−20C
Các dạng toán cơ bản
Một số dạng toán điển hình của phần kiến thức này:
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Dạng 2: Tìm x
Dạng 3: Toán đố
Các dạng toán này đều có phương pháp giải chung là áp dụng linh hoạt lý thuyết cộng hai số nguyên khác dấu.
Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho A=|–23|+(–73). Số đối của A là:
A. 35
B. 55
C. 50
D. 45
Câu 2: Tìm số nguyên x, biết x lớn hơn số –8 là 5 đơn vị.
A. 2
B. 3
C. -3
D. 5
Câu 3: Tìm số nguyên x, biết x lớn hơn số –1 là 5 đơn vị.
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 4: Tổng các số nguyên x thỏa mãn −3<x<4 là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Kết quả của phép tính 37+(−73) là:
A. 36
B. 35
C. -36
D. -35
Câu 6: Cho a là một số nguyên. Tìm số nguyên A bằng tổng của hai số (a+3) và (–6).
A. a + 3
B. a – 3
C. a – 2
D. a + 2
Câu 7: Tính: A=–23+|–37+63|.
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Câu 8:
Câu 9:
Câu 10: Tìm S2
Toán học thú vị !!!
Các con số tự nhiên, số nguyên dương chắc hẳn không còn xa lạ với các bạn học sinh phải không nào? Thân thuộc như vậy nhưng bạn đã hiểu hết ý nghĩa các con số hay chưa?
- Số 1: Con số của các vị thần hay còn gọi là con của trời. Đây là biểu tượng của sự tối thượng, duy nhất. Nếu con người không thể nắm giữ vị trí này lâu dài thì nó sẽ đơn độc hiểm nghèo và chỉ có thần thánh mới có thể nắm giữ vị trí này.
- Số 2: biểu tưởng cho một cặp, một đôi và một con số hạnh phúc, điều hành thuận lợi. Đây cũng là con số tượng trưng cho sự cân bằng âm dương kết hợp. Điều này được biểu hiện rõ qua hình ảnh các câu đối đỏ may mắn thường được dán theo đôi trước cửa nhà cổng chính dịp đầu năm.
- Số 3: Đây là con số biểu tượng cho sự vững chắc như kiềng ba chân. Ba với ba là mãi mãi (bất tận) nên nó còn là biểu tượng hy vọng trường thọ.
- Số 4: là sự hình thành của hai đôi. Tuy nhiên trong tiếng Hồng Kông thì có phát âm như chữ tử. Đây là con só được nhiều người đánh giá không may mắn.
- Số 5: biểu tượng của danh dự, uy quyền và quyền lực. Số 5 nghĩa là năm nước hướng, 5 ngọn núi thiêng liêng. Tượng trưng cho sự trường thọ và bát diệt.
Mong rằng qua bài viết: Cộng hai số nguyên khác dấu sẽ giúp các em hiểu được bài một cách đầy đủ hơn. Hy vọng các em sẽ đạt được thật nhiều điểm 10 trong kết quả học tập. Wikihoctap luôn sẵn sàng đồng hành cùng các em!
Xem thêm: