Lớp 8

Đa giác đa giác đều – Toán lớp 8 có bài tập đầy đủ

Rate this post

Phần hình học của chương trình toán lớp 8 gồm hình học phẳng và hình học không gian. Đối với hình học phẳng thì các bạn sẽ được tiếp cận với đa giác, đa giác đều. Tìm hiểu rõ hơn về phần kiến thức này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tổng quát nội dung cần học 

Trên thực tế, những kiến thức về đa giác đa giác đều, bạn đã được tiếp xúc sớm. Với chương trình toán 8 đa giác đa giác đều, học sinh sẽ được hệ thống lại một cách bài bản, đầy đủ từ khái niệm cho tới đặc điểm nhận dạng,…

đa giác, đa giác đều

Định nghĩa về đa giác

Đa giác được chia làm 2 loại cơ bản là đa giác lồi và đa giác lõm. Hầu hết các hình học được gọi là đa giác mà các bạn đang học hiện nay đều là đa giác lồi.

Trong hình học phẳng, đa giác được hiểu là một đường gấp khúc phẳng khép kín. Yức là sẽ bao gồm các đoạn thẳng nối liền và khép kín lại với nhau. Như vậy, để tạo nên một đa giác thì tối thiểu số cạnh phải là 3 trở lên.

đa giác, đa giác đều

Đa giác lồi là những đa giác mà trong đó tất cả các cạnh tạo nên đều phải nằm chung trên 1 nửa mặt phẳng lấy bờ là một đường thẳng chứa bất kỳ một cạnh nào của đa giác đó. Còn định nghĩa về đa giác lõm sẽ ngược lại với đa giác lồi. Khi một trong số các đường thẳng chứa 1 cạnh của đa giác khiến hình đó phân chia ra 2 nửa mặt phẳng thì ta gọi hình ấy là đa giác lõm.

Định nghĩa về đa giác đều

Tương tự như định nghĩa về tam giác đều. Đa giác đều cũng là đa giác mà trong đó tất cả các cạnh dài bằng nhau. Và tất cả các góc nằm trong đa giác đó cũng phải có số đo bằng nhau.

Những hình học nào được gọi là đa giác đa giác đều?

Với phần định nghĩa được giải đáp ở trên về đa giác đa giác đều, nhiều bạn sẽ thắc mắc  những hình học quen thuộc với chúng ta trong môn toán từ trước tới nay có phải là đa giác hay không rồi.

Đúng vậy, những hình như tam giác, hình chữ nhật, hình thang,… đều được gọi chung là đa giác. Tương tự, tam giác đều, hình vuông,… đều được gọi là đa giác đều.

đa giác, đa giác đều

Và sự thật là hình tứ giác bạn học ở những bài trước cũng được gọi là đa giác luôn. Ngoài ra, trong cuộc sống bạn cũng sẽ hay bắt gặp một số hình như ngũ giác đều, lục giác đều, bát giác đều,…

Một số công thức tính toán liên quan đến đa giác đa giác đều 

Ở bài giảng về đa giác đa giác đều lớp 8 , bên cạnh các công thức về diện tích thì bạn cần bổ sung thêm một số công thức khác nhằm phục vụ cho quá trình giải một số bài tập sau này.

Tính tổng số đo góc của một đa giác có n cạnh (n≥3)

  • Số đo của một góc trong đa giác n cạnh là: 
  • Tổng số đo tất cả các góc trong đa giác có n cạnh là: (n-2).180

Tính số đường chéo có trong một đa giác n cạnh (n≥3)

Công thức tính số đường chéo trong đa giác có n cạnh là: 

Phương pháp tính diện tích đa giác

Để tính toán diện tích đa giác, cách đơn giản nhất là bạn quy về các hình đặc biệt nhỏ rồi tính theo công thức diện tích đã được học. Cụ thể là bạn có thể chia thành các hình tam giác, hình vuông hoặc chữ nhật bên trong sao cho linh hoạt và dễ tính nhất.

đa giác, đa giác đều

Trên đây là tất cả những kiến thức trọng tâm về đa giác, đa giác đều. Hy vọng các em có thể nắm chắc được bài học để làm nền tảng kiến thức cho các lớp sau. Chúc các em học tập thật tốt và luôn ngoan ngoãn.

>> Xem thêm:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button