Diện tích hình bình hành – Học thật tốt toán lớp 4
Bài học hôm trước đã chúng ta đã học được kiến thức về hình bình hành. Vậy hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bài học mới: Diện tích hình bình hành. Mời các em theo dõi bài học dưới đây nhé.
Mục tiêu bài học : Diện tích hình bình hành
- Phải nhắc lại được những kiến thức bài trước để có thể làm tiền đề cho bài học.
- Biết rõ được cách tính diện tích của hình bình hành. Thông qua đó, áp dụng vào giải những bài tập.
- Phải nhận biết được những dạng bài tập ở tầm cơ bản.
Kiến thức cơ bản của bài : Diện tích hình bình hành
Sau đây sẽ là phần nội dung lý thuyết cơ bản của bài học . Yêu cầu các bạn học sinh nắm vững để có thể làm được những bài tập vận dụng .
- CD là đáy của hình bình hành, AH vuông góc với CD. Độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.
- Cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép như hình vẽ để được hình chữ nhật ABIH.
Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH.
Diện tích hình chữ nhật ABIH là a x h.
Vậy diện tích hình bình hành ABCD là a x h.
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành).
* Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao
Phương pháp: Áp dụng công thức: S=a x h (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao).
Dạng 2: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao
Phương pháp: Từ công thức tính diện tích S = a x h, ta có công thức tính độ dài đáy như sau:
Dạng 3: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy
Phương pháp: Từ công thức tính diện tích S=a x h, ta có công thức tính chiều cao như sau:
Dạng 4: Toán có lời văn
Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán trong bài rồi giải bài toán đó.
Cùng nhau lắng nghe bài giảng của thầy giáo để nắm bắt bài tốt hơn nhé !
Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 4 bài : Diện tích hình bình hành
Sau khi đã cùng nhau đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản cũng như cách làm bài tập toán dạng bài tính diện tích thì các bạn học sinh cùng bắt tay vào làm một số bài tập cơ bản trong sách giáo khoa sau :
Bài 1 :Tính diện tích của mỗi hình bình hành sau:
Phương pháp giải:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Đáp án:
Hình bình hành thứ nhất có diện tích là:
9 × 5 = 45 (cm2)
Hình bình hành thứ hai có diện tích là:
13 × 4 = 52 (cm2)
Hình bình hành thứ ba có diện tích là:
7 × 9 = 63 (cm2)
Đáp số: 45 cm2; 52 cm2; 63 cm2.
Bài 2 :Tính diện tích của
Phương pháp giải:
Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành)
Đáp án:
a) Diện tích hình chữ nhật là:
10 × 5 = 50 (cm2)
b) Diện tích hình bình hành là:
10 × 5 = 50 (cm2)
Nhận xét: Hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau.
Bài 3 :Tính diện tích của hình bình hành biết:
a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34 cm.
b) Độ dài đáy là 4m; chiều cao là 13 dm.
Phương pháp giải:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Đáp án:
a) Đổi 4dm = 40cm
Diện tích của hình bình hành là: 40 × 34 = 1360 (cm2)
b) Đổi 4m = 40dm
Diện tích hình bình hành là: 40 × 13 = 520 (dm2)
Đáp số: 1360cm2; 520dm2
Bài tập bổ sung cho bài học : Diện tích hình bình hành
Sau khi các bạn đã hoàn thành các bài tập sách giáo khoa trên , các bạn có thể luyện tập thêm một số bài tập sau đây :
Bài 1 : Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của miếng đất đó?
Phương pháp giải:
Áp dụng cách tính diện tích hình bình hành:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Đáp án:
Diện tích của mảnh đất là:
40 × 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000dm2
Bài 2 :Viết vào ô trống theo mẫu:
Độ dài đáy |
7cm |
14cm |
23cm |
Chiều cao |
16cm |
13cm |
16cm |
Diện tích hình bình hành |
7 × 16 = 112 (cm2) |
|
|
Phương pháp giải:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Đáp án:
Độ dài đáy | 7cm | 14cm | 23cm |
Chiều cao | 13cm | 13cm | 16cm |
Diện tích hình bình hành | 7 × 16 = 112 (cm2) | 14 × 13 = 182 (cm2) | 23 × 16 = 368 (cm2) |
Lời kết
Mong rằng qua bài học hôm nay thì chúng em sẽ hiểu về diện tích hình bình hành. Phần kiến thức của bài học này có liên quan đến phần nội dung bài sau. Vì thế các em hãy cố gắng học thật tốt và chăm chỉ nhé.
Xem thêm :