Diện tích hình tam giác – Bài tập có lời giải toán lớp 5
Các bạn qua những bài học trước đã được làm quen với hình học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông… Và nắm được cách tính chu vi và diện tích một số loại hình. Bài giảng hôm nay sẽ giúp cho các bạn học được cách tính diện tích hình tam giác. Kính mời các bạn nhỏ đến với bài học ngay thôi nào.
Mục tiêu – Diện tích hình tam giác
- Phải học được cách tính diện tích của hình tam giác.
- Vận dụng kiến thức những quy tắc để có thể tính diện tích hình tam giác qua những bài tập.
Kiến thức – Diện tích hình tam giác
Cho hai hình tam giác bằng nhau
– Lấy một hình tam giác đó, cắt theo đường cao để thành hai mảnh tam giác 1 và 2.
– Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để được hình chữ nhật ABCD
Quan sát hình vẽ, ta thấy:
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài bằng độ dài đáy DC của hình tam giác EDC, có chiều rộng bằng chiều cao EH của hình tam giác EDC
- Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích tam giác EDC( do được ghép bời hai hình tam giác bằng nhau)
- Ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD = DC x EH.
- Vậy diện tích hình tam giác EDC = 1/2 diện tích hình chữ nhật ABCD, Vậy diện tích hình tam giác EDC = DC×EH/2
Kết luận: Diện tích hình tam giác = (độ dài đáy) x ( chiều cao ) / 2
S= (a×h)/2
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao)
Trên đây là những kiến thức cơ bản, bây giờ mời các bạn cùng xem bài giảng sinh động của thầy cô, để hiểu thêm về bài học nhé!
Các bạn thấy bài giảng của Thầy Nguyễn Hoàng Long có thú vị và dễ hiểu không nào. Các bạn đã nắm chắc kiến thức chưa. Chúng ta cùng luyện tập nào.
Bài tập – Sách giáo khoa – Trang 88
Bài 1: Tính S hình tam giác có
a) Độ dài của cạnh đáy là 8cm, và chiều cao là 6cm.
b) Độ dài của cạnh đáy là 2,3 dm và chiều cao là 1,2 dm.
Lời giải:
Phương pháp giải: S = ( Cạnh đáy x chiều cao ) / 2
a) S hình tam giác = (8 x 6) / 2 = 24 cm 2
b) S hình tam giác = (2,3 x 1,2) / 2 = 1,38 dm 2
Bài 2: Tính S hình tam giác có
a) Độ dài đáy là 5m và chiều cao 24dm
b) Độ dài đáy là 42,5m và chiều cao là 5,2m
Lời giải
a) Đổi đơn vị: 24dm = 2,4 m
Vậy S hình tam giác = (5 x 2,4) / 2 = 6 m 2
b) S hình tam giác = (42,5 x 5,2) / 2 = 110,5 m 2
Các bạn lưu ý đơn vị của phép tính diện tích sẽ ở dạng cm 2, dm 2, m 2
Bài 3: Tính S hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h:
a) a = 30,5 dm và h là 12dm
b) a = 16dm và h = 5,3 m.
Bài Làm:
a) a = 30,5 dm và h là 12dm
S hình tam giác là: 30,5×12/2 = 183 dm2
b) a = 16dm và h = 5,3 m.
Đổi 5,3m = 53dm
S hình tam giác là:16×53/2 = 424 dm2
Bài 4: Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng đã có trong mỗi hình tam giác dưới đây:
a) Xét tam giác ABC ta có:
- Coi AC là đáy thì AB là đường cao.
- Coi AB là đáy thì AC là đường cao.
b) Xét tam giác DEG ta có:
- Coi DE là đáy thì GD là đường cao.
- Coi DG là đáy thì ED là đường cao.
Câu hỏi luyện tập:
Bài 1: Cho hình tam giác ABC và BM = PC = MN = NP (như hình vẽ).
a, So sánh diện tích của các hình : ABM, AMN, ANP, APC
b, Tính tỉ số diện tích của hai hình tam giác AMC và ABC.
Lời giải:
a,S tam giác ABM = AMN = ANP = APC ( Do có chung đường cao, và BM = PC = MN = NP )
b, S tam giác AMC = 3/4 S tam giác ABC
Bài 2: Một hình tam giác có độ dài đáy gấp đôi chiều cao và có diện tích 4m2. Tính chiều cao của hình tam giác theo đơn vị đề-xi-mét.
Lời giải: chiều cao = 20dm
Bài 3: Tính S hình tam giác ABM, biết rằng S của hình tam giác AMC bằng 34cm²?
Lời giải: Gọi chiều cao chung của tam giác ABC, AMC , ABM là h
S của tam giác AMC = 1/2x h x 5 = 34 cm2
Chiều cao h có độ dài là: 34: 5: 1/2 = 13,6 cm
S của hình tam giác ABM là: 1/2x h x BM = 1/2 x 13,6 x 7,6 = 51,68 cm2
Lời kết :
Qua bài học: Diện tích hình tam giác mong các bạn nắm được những kiến thức và ứng dụng vào làm bài tập. Hãy cùng với web để khám phá thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích bạn nhé. Chúc các em học được thật tốt.
Các bài giảng tham khảo: