Độ dài đoạn thẳng – Lý thuyết có bài tập toán lớp 6
Bài học hôm trước thì các em đã được học về những kiến thức cơ bản của đoạn thẳng. Để nối tiếp với phần kiến thức đó thì chúng ta sẽ được học bài: Độ dài đoạn thẳng. Cùng đi tòm những chân trời kiến thức mới đầy thú vị này nhé!
Mục tiêu bài học : Độ dài đoạn thẳng
- Nhắc được những kiến thức hết sức cơ bản của bài học trước nhằm làm tiền đề cho bài học ngày hôm nay.
- Giới thiệu đến các em về cách để đo độ dài kèm thêm những ví dụ minh họa.
- Hoàn thiện tất cả các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
Kiến thức cơ bản của bài học : Độ dài đoạn thẳng
Dưới đây là nội dung tóm tắt bài học , yêu cầu các bạn học sinh tập trung và ghi chép đầy đủ để tiếp thu bài tốt nhất
- Để đo đoạn thẳng AB ta dùng thước có chia khoảng mm ( thước đo độ dài ) và đặt thước đi qua hai điểm cho trước với vạch số 0 trùng với điểm A. Khi đó, điểm B trùng với vạch chỉ số nào trên thước thì số đó là độ dài của đoạn thẳng AB.
- Độ dài đoạn thẳng AB ta còn gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
- Khi A và B trùng nhau, ta nói khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 0.
- Nhận xét: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0.
- Ta có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng.
Ta có: AB=3cm; CD=3cm; EG=4cm.(h.40)
- Ta nói:
Hai đoạn thẳng AB,CD bằng nhau hay có cùng độ dài và kí hiệu AB=CD.
Đoạn thẳng EG dài hơn ( lớn hơn) đoạn thẳng CD và kí hiệu EG>CD.
Đoạn thẳng AB ngắn hơn (bé hơn) đoạn thẳng EG và kí hiệu AB<EG.
Ví dụ 1: Cho hình 41.
a, Hãy đo và chỉ ra các đoạn thẳng có độ dài cùng nhau.
b, So sánh đoạn thẳng EF và CD.
Giải.
a, Ta có: AB=2,5cm, EF=1,5cm, GH=1,5cm, IK=2,5cm, CD=3,5cm.
AB=IK,EF=GH.
b, Đoạn thẳng EF nhỏ hơn đoạn thẳng CD:EF<CD (vì 1,5cm<3,5cm).
Ví dụ 2: Hãy nhận dạng các dụng cụ theo tên gọi của chúng: thước gấp, thước xích, thước dây.
Giải.
a, Thước dây
b,Thước gấp
c, Thước xích.
Hướng dẫn giải bài tập SGK Toán lớp 6 bài : Độ dài đoạn thẳng
Sau đây là một số bài tập SGK giúp cho các bạn ôn tập cũng như rèn luyện những kiến thức vừa học
Bài 1 :
Cho các đoạn thẳng trong hình 41.
a) Hãy đo và chỉ ra các đoạn thẳng có cùng độ dài rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau.
b) So sánh hai đoạn thẳng EF và CD.
Lời giải :
a) + Ta có: CD = 38mm; GH = 16mm; EF = 16mm; AB = 27mm và IK = 27mm
+ Vậy ta có GH = EF và AB = IK.
b) Vì 16 < 38 nên EF < CD.
Bài 40 trang 119 SGK Toán 6 tập 1
Đo độ dài hộp của một số dụng cụ học tập (bút chì, thước kẻ, hộp bút,…)
Lời giải: (tham khảo)
+ Độ dài bút chì: 20cm
+ Độ dài thước kẻ: 20cm; 30cm
+ Độ dài hộp bút: 25cm
Bài 41 trang 119 SGK Toán 6 tập 1
Đo kích thước của nền nhà lớp học (hoặc bảng hoặc bàn giáo viên,…) rồi điền vào chỗ trống:
Chiều dài: ………
Chiều rộng: ………
Lời giải (tham khảo)
Độ dài lớp học:
+ Chiều dài: 10m
+ Chiều rộng: 6m
Bàn học sinh:
+ Chiều dài: 2m
+ Chiều rộng: 70cm
Bài 42 trang 119 SGK Toán 6 tập 1
So sánh hai đoạn thẳng AB và AC trong hình 41 rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau.
Lời giải:
Có AB = 28mm và AC = 28mm nên AB = AC.
Kí hiệu trên hình vẽ:
Bài 43 trang 119 SGK Toán 6 tập 1
Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CA trong hình 45 theo thứ tự tăng dần.
Lời giải:
+ Ta có: AB = 30mm; BC = 35mm và AC = 18mm.
+ Vì 18 < 30 < 35 nên AC < AB < BC.
+ Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng theo thứ tự tăng dần là: AC, AB, BC.
Bài 44 trang 119 SGK Toán 6 tập 1
a) Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong hình 46 theo thứ tự giảm dần.
b) Tính chu vi hình ABCD (tức là tính AB + BC + CD + DA)
Hướng dẫn:
+ Chu vi của một hình bằng tổng độ dài các cạnh (đoạn thẳng).
+ Để so sánh các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong hình 46, học sinh đo độ dài của các đoạn thẳng. Nếu:
- Hai đoạn thẳng AB và AC bằng nhau hay có cùng độ dài và kí hiệu AB = AC.
- Đoạn thẳng AB dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng AC và kí hiệu AB > AC.
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng AC và kí hiệu AB < AC.
Lời giải:
a) + Ta có AB = 12mm; BC=16mm; CD = 25mm; DA=30mm.
+ Vì 12 < 16 < 25 < 30 nên AB < BC < CD < DA
+ Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng theo thứ tự giảm dần là: DA, CD, BC, AB.
b) Chu vi của hình ABCD là: 12 + 16 + 25 + 30= 83 (mm).
Một số bài tập bổ sung cho bài học : Độ dài đoạn thẳng
Bài 1 :
Cho hình vẽ sau và chọn kết quả đúng :
A. PD>KI
B. KI>FK
C. FK>AB
D.KI>AB
Bài 2 :
Độ dài đường gấp khúc trong hình vẽ là:
A.12,8cm
B.9,3cm
C.7,5cm
D.8,5cm
Lời kết :
Bài giảng: Độ dài đoạn thẳng mong rằng sẽ giúp các em học tập được thuận tiện hơn và đạt được hiệu quả. Những phần này có khá nhiều điều mới mẻ với các bạn đầu cấp. Hãy cố gắng học tập thật tốt các em nhé!
Xem thêm :