Đoạn thẳng – Học thật tốt môn toán lớp 6
Đoạn thẳng là bài học thuộc chương trình về phần hình học của toán lớp 6. Hôm nay chúng ta cùng đến với người bạn mới này nhé. Cùng vào bài ngay thôi nào!
Mục tiêu bài học : Đoạn thẳng
- Nhắc lại những phần kiến thức cơ bản nhất của bài học trước.
- Giới thiệu được về đoạn thẳng và những dạng cắt của đoạn thẳng kèm với ví dụ minh họa.
- Hoàn thành được toàn bộ phần bài tập từ cơ bản cho đến vận dụng.
Kiến thức cơ bản của bài học : Đoạn thẳng
Kiến thức cơ bản dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu về bài học hôm nay cũng như phát triển tư duy toán
- Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
- Hai điểm A,B là hai mút hoặc hai đầu của đoạn thẳng AB.
Hình 33 Biểu diễn hai đoạn thẳng AB,CD cắt nhau, giao điểm là điểm I.
Hình 34 Biểu diễn đoạn thẳng AB và tia Ox cắt nhau, giao điểm là điểm K.
Hình 35 Biểu diễn đoạn thẳng AB và đường thẳng xy cắt nhau, giao điểm là điểm H.
- Ngoài ra còn có các trường hợp khác: giao điểm có thể trùng với mút của đoạn thẳng, hoặc trùng với gốc của tia.
Ví dụ 1: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a, Hình gồm 2 điểm … và tất cả các điểm nằm giữa … được gọi là đoạn thẳng RS. Hai điểm … được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b, Đoạn thẳng PQ gồm…
Giải.
a, R,S
R và S
R,S
b, Hai điểm P,Q và tất cả các điểm nằm giữa P,Q.
Ví dụ 2: Trên đường thẳng a lấy 3 điểm A,B,C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả?
Giải.
Có 3 đoạn thẳng: AB,BC,AC.
Trên đây là toàn bộ lý thuyết cơ bản của bài học ,yêu cầu các bạn tập trung và ghi chép bài để học tập hiệu quả hơn
Hướng dẫn giải bài SGK Toán 6 bài học: Đoạn thẳng
Mong muốn kiểm tra cũng như giải đáp cho các bạn các kiến thức và bài tập liên quan đến bài học , chúng ta cùng làm một số bài tập sau đây .
Bài 33 trang 115 SGK Toán 6 tập 1
Điền vào chỗ trong trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai điểm … và tất cả các điểm nằm giữa … được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm … được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm…
Lời giải:
a) Vì hình gồm hai điểm R, S và tất cả các điểm nằm giữa R và S nên được gọi là đoạn thẳng RS.
Qua đó , ta có thể kết luận : Hai điểm R, S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm điểm P, điểm Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q.
Bài 34 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Trên đường thẳng a lấy 3 điểm A,B,C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.
Lời giải:
Dựa trên hình vẽ trên , có thể phán đoán đó là ba đoạn thẳng :đoạn thẳng AB, đoạn thẳng AC và đoạn thẳng BC.
Bài 35 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, điểm M nằm ở đâu? Em hãy chọn cậu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Điểm M phải trùng với điểm A.
b) Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
c) Điểm M phải trùng với điểm B.
d) Điểm M hoặc trùng với điểm A hoặc nằm giữa hai điểm A và B hoặc trùng với điểm B.
Hướng dẫn:
+ Trường hợi điểm M trùng với điểm A thì :
+ Trường hợp khi có điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì :
+ Trường hợp khi có Điểm M trùng với điểm B thì , ta có :
⟶ Điểm M có thể trùng với điểm A, trùng với điểm B hoặc nằm giữa hai điểm A và B.
Lời giải:
Vậy dựa trên những kiến thức đã học , ta hoàn toàn có thể kết luận d) Điểm M hoặc trùng với điểm A hoặc nằm giữa hai điểm A và B hoặc trùng với điểm B.
Bài 36 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Xét 3 đoạn thẳng AB, BC, CA trên hình 36 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Đường thẳng a có đi qua mút của đoạn thẳng nào không?
b) Đường thẳng a có cắt những đoạn thẳng nào không? c) Đường thẳng a có không cắt những đoạn thẳng nào? |
![]() |
Lời giải:
a) Qua hình vẽ sẽ có được nhận xét sau : Đường thẳng a không đi qua mút của đoạn thẳng nào.
b) Qua hình vẽ sẽ có được nhận xét sau :Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB. Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AC.
c) Qua hình vẽ sẽ có được nhận xét sau :Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng BC.
Bài 37 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C vẽ hai tia AB và AC, sau đó vẽ tia Ax cắt đoạn BC tại điểm K nằm giữa hai điểm B và C.
Lời giải:
Bài 38 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Vẽ hình 37 vào vở rồi tô đoạn thẳng BM, tia MT, đường thẳng BT bằng ba màu khác nhau.
Hướng dẫn: Cách vẽ hình 37:
Các bước để vẽ hình sẽ diễn ra trình tự như sau :
+ Chọn ba điểm không thẳng hàng M, B, T.
+ Vẽ đoạn thẳng MB.
+ Vẽ tia MT.
+ Vẽ đường thẳng BT.
Bài 39 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Vẽ hình 38 vào vở rồi vẽ tiếp các đoạn thẳng AE, BD cắt nhau tại I và vẽ các đoạn thẳng AF, CD cắt nhau tại K. Vẽ các đoạn thẳng BF, CE cắt nhau tại L.
Kiểm tra xem các điểm I,K,L có thẳng hàng hay không.
Lời giải:
Ba điểm I, K, L có thẳng hàng
Một số bài tập bổ sung kiến thức của bài học : Đoạn thẳng .
Để đáp ứng nhu cầu luyện tập thêm , Wikihoctap đã bổ sung thêm một số bài tập luyện thêm :
Bài 1 :
Nếu điểm M thuộc đoạn thẳng AB thì:
A. M thuộc đường thẳng đi qua điểm A hoặc điểm B
B. M nằm ngoài đường thẳng đi qua AB
C. M thuộc đường thẳng đi qua AB
Bài 2 :
Cho 5 điểm phân biệt A,B,C,D,E . Số đoạn thẳng tạo thành từ 2 trong 5 điểm là:
A. 5 B. 10 C. 15 D. 20
Bài 3:
Trên mặt phẳng, cho n điểm phân biệt ( n∈N và n≥2 ). Nếu kẻ
các đoạn thẳng có hai mút là hai điểm trong số n điểm đã cho thì có tất cả 15 đoạn
thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu điểm đã cho?
A. n= 3
B. n= 6
C. n= 9
D. n=12
Bài 4 :
Cho 10 điểm phân biệt trên mặt phẳng. Kẻ các đoạn thẳng có hai mút là hai điểm trong số 10 điểm đã cho. Hỏi kẻ được tất cả bao nhiêu đoạn thẳng phân biệt?
A. 25
B. 70
C. 45
D. 100
Lời kết :
Bài học: Đoạn thẳng đã khép lại tại đây. Mong rằng bài học sẽ giúp các em thu thập được thật nhiều kiến thức bổ ích và có thêm những phương pháp giải bài tập hay nhất. Chúc các em chăm ngoan và học tập thật tốt.
Xem thêm :