Gam – Toán lớp 3 bài tập có lời giải đầy đủ nhất
Chương trình toán lớp 2 chúng ta đã được học về đơn vị đo lường cân nặng của vật là ki – lô gam. Vậy, đối với những vật có khối lượng nhỏ hơn thì sao nhỉ? Để có thể giải đáp được câu hỏi này thì chúng ta cùng tìm hiểu đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn: Gam. Chúng ta bắt đầu khi khám phá đơn vị này thôi nào!
Mục tiêu bài học
Các bé cần nắm thật vững những kiến thức và kỹ năng sau đây:
- Học sinh phải nhận biết được đơn vị đo khối lượng gam cũng như sự liên kết giữa gam và ki – lô gam.
- Các bé phải đọc được kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
- Bé biết thực hiện bốn phép tính là cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.
- Áp dụng kiến thức đã được học vào để giải bài toán có lời văn có những số đo khối lượng.
Lý thuyết cần nắm bài Gam
Dưới đây là những kiến thức cơ bản nhất bé cần nắm trong bài học này:
Giới thiệu đơn vị Gam
- Gam là một đơn vị đo khối lượng.
- Gam được viết tắt là “g”
Hướng dẫn cách đọc cân đĩa và cân đồng hồ
- Đối với cân đĩa
Bước 1: Đặt vật lên đĩa cân
Bước 2: Sử dụng các quả nặng đặt lên đĩa cân còn lại sao cho kim cân bằng thẳng đứng
Bước 3: Quan sát. Tổng giá trị khối lượng các quả cân là khối lượng của vật.
Hai quả táo có khối lượng là 100g.
- Đối với cân đồng hồ
Bước 1: Đặt vật lên đĩa cân đồng hồ
Bước 2: Quan sát. Khối lượng của vật là số chỉ đồng hồ trên cân chỉ vào.
Khối lượng của các quả việt quất là 200g
Tính toán với các đơn vị khối lượng
- Các số trong phép toán phải có cùng đơn vị đo.
- Thực hiện phép tính hoặc so sánh các số.
- Giữ nguyên đơn vị khối lượng ở kết quả.
Để hiểu rõ hơn về bài: Gam, bé hãy tập trung nghe cô giáo giảng và trả lời các câu hỏi của cô nhé!
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa
Dưới đây là tổng hợp bài tập và lời giải bài Gam, trang 65 sách giáo khoa Toán lớp 3:
Câu 1: Trang 65 sgk toán lớp 3
Bài Làm:
a) Hộp đường cân nặng 200g
b) 3 quả táo cân nặng 700g
c) Gói mì chính cân nặng 210g
d) Qủa lê cân nặng 400g
Câu 2: Trang 66 sgk toán lớp 3
Bài Làm:
a) Qủa đu đủ cân nặng 800 g
b) Bắp cải cân nặng 600 g
Câu 3: Trang 66 sgk toán lớp 3
Tính (Theo mẫu):
Mẫu: 22g + 47g = 69g
a) 163g + 28g = b) 50g x 2 =
42g – 25g = 96g : 3 =
100g + 45g – 26g =
Bài Làm:
a) 163g + 28g = 192g b) 50g x 2 = 100g
42g – 25g = 17g 96g : 3 = 32g
100g + 45g – 26g = 145g – 26g = 119g
Câu 4: Trang 66 sgk toán lớp 3
Cả hộp sữa cân nặng 455g, vỏ hộp cân nặng 58g. Hỏi trong hộp có bao nhiêu gam sữa?
Bài Làm:
Bài giải:
Có số gam sữa trong hộp sữa là:
455 – 58 = 397 (gam)
Đáp số: 397 gam
Câu 5: Trang 66 sgk toán lớp 3
Mỗi túi mì chính cân nặng 210g. Hỏi 4 túi mì chính như thế cân nặng bao nhiêu gam?
Bài Làm:
Tóm tắt:
- 1 túi : 210g
- 4 túi: ? g
Bài giải:
4 túi mì chính cân nặng số gam là:
210 x 4 = 840 (gam)
Đáp số: 840 gam
Các câu hỏi tự luyện Gam
Các câu hỏi tự luyện do iToan biên soạn sẽ giúp bé củng cố và nâng cao kiến thức về bài học:
Phần câu hỏi
Câu 1: Điền vào dấu chấm hỏi
A. 40
B. 400
C. 4000
Câu 2: Mỗi bình cần để vào 10g trà xanh. Hỏi 5 bình như thế cần để vào bao nhiêu gam trà?
A. 15
B. 25
C. 50
Câu 3: Điền vào dấu chấm hỏi?
A. 345
B. 3045
C. 3450
Câu 4: Điền dấu <,>,= thích hợp vào chỗ chấm
A. <
B. >
C. =
Câu 5: Khối lượng bình hoa là:
A. 500g
B. 600g
C. 700g
Phần đáp án
1.C
2.C
3.B
4.B
5.C
Lời kết
Vậy là bài học: Gam của chúng ta đã kết thúc rồi. Hy vọng với phương pháp dạy vô cùng dễ hiểu cùng với những bài tập tự luyện thì các bé đã nắm chắc được kiến thức. Chúc các bé học thật tốt, chăm ngoan và nghe lời thầy cô, ba mẹ.
>> Xem thêm nhiều bài giảng môn Toán tại đây: