Giá trị biểu thức đại số – Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 7
Tại trước học trước thì các em đã được tìm hiểu về định nghĩa cũng như tính chất của các biểu thức đại số. Đến với bài học ngày hôm nay thì Wikihoctap sẽ củng cố lại cũng như mở ra thêm phần kiến thức mới cho các em: Giá trị biểu thức đại số. Hãy theo dõi bài học ngay sau đây nhé!
Mục tiêu bài học
- Các em cần hiểu và tính được phần giá trị biểu thức đại số.
- Các em có thể vận dụng phần kiến thức đã được học vào để giải những bài toán một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Lý thuyết bài học Giá trị của một biểu thức đại số
Bây giờ các em hãy cầm bút lên và cùng cô ghi lý thuyết bài học của ngày hôm nay nào.
1. Cách tính giá trị của biểu thức đại số
Dưới đây là các bước để tính một giá trị biểu thức đại số. Quy trình rất đơn giản và dễ thực hiện. Các em hãy cùng lần lượt làm theo cô để tính ra kết quả nhé!
- Bước 1: Đầu tiên, các em cần thay chữ bằng giá trị số đã cho. Các em cần chú ý những trường hợp số cần phải đặt trong dấu ngoặc nhé.
- Bước 2: Sau khi đã tiến hành thay thế chữ bằng giá trị số, các em thực hiện các phép tính theo yêu cầu của bài. Và đừng quên thực hiện theo thứ tự các phép tính nha. Lũy thừa thực hiện đầu tiên, tiếp đến phép nhân chia và cuối cùng là phép cộng trừ.
Các em hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu thêm về phần lý thuyết.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức x2 y3 + xy tại y = 1/2
Ta thay x = 1 và y = 1/2 vào biểu thức x2 y3 + xy
Ta có: (1)2 (1/2)3 +1.(1/2) = 5/8.
Vậy giá trị biểu thức đã cho tại x = 1 và y = 1/2 là 5/8.
2. Lưu ý
Để hiểu bài và đạt kết quả cao trong học tập, các em nên kết hợp học phần lý thuyết cho sẵn ở trên và video giảng dạy dưới đây của cô Linh. Cách học này sẽ giúp các em củng cố lại kiến thức cũ và nắm chắc phần kiến thức mới.
Giải bài tập sách giáo khoa bài: Giá trị biểu thức đại số
Bài 6 trang 28 ( Sách giáo khoa Toán 7 – tập 2)
Hãy tính giá trị của các biểu thức sau tại x = 3, y = 4 và z = 5 rồi viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô trống dưới đây, em sẽ trả lời được các câu hỏi trên:
N = x2 ;
Ê = 2z2 + 1;
T = y2 ;
H = x2 + y2
Ă = 1/2 (xy + z);
V = z2 – 1;
L = x2 – y2 ;
I = Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có các cạnh là y, z.
M = Biểu thức biểu thị cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông x, y.
-7 | 51 | 24 | 8.5 | 9 | 16 | 25 | 18 | 51 | 5 |
Hướng dẫn giải:
Lần lượt tính giá trị biểu thức tại x = 3, y = 4, và z = 5, ta được:
N: x2 = 32 = 9;
T: y2 = 42 = 16;
Ă: 1/2(xy + z) = 1/2(3.4 + 5) = 8,5;
L: x2 – y2 = 32 – 42 = 9 – 16 = -7;
M: Gọi t là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là x, y.
Áp dụng định lý Pi-ta-go ta có:
t2 = x2 + y2 = 32 + 42 = 25 => t = 5
Ê: 2z2 + 1 = 2.(5)2 + 1 = 50 + 1 = 51;
H: x2 + y2 = 32 + 42 = 25;
V: z2 – 1 = 52 – 1 = 24;
I: Chu vi của hình chữ nhật có các cạnh là y, z là: 2(y + z) = 2(4 + 5) = 18;
Điền vào ô trống:
-7 | 51 | 24 | 8,5 | 9 | 16 | 25 | 18 | 51 | 5 |
L | Ê | V | Ă | N | T | H | I | Ê | M |
Bài 7 trang 29 ( sách giáo khoa Toán 7- tập 2)
Tính giá trị các biểu thức sau tại m = −1 và n = 2.
a) 3m – 2n
b) 7m + 2n − 6
Hướng dẫn giải:
a) Thay m = −1 và n = 2 vào biểu thức 3m − 2n, ta có: 3.(−1) − 2.2 = −3 − 4 = −7;
Vậy giá trị của biểu thức 3m − 2n tại m = −1 và n = 2 là −7.
b) Thay m = −1 và n = 2 vào biểu thức 7m + 2n − 6, ta có: 7.(−1) + 2.2 − 6= −7 + 4 − 6= −9;
Vậy giá trị của biểu thức 7m + 2n – 6 tại m = −1 và n = 2 là −9.
Kiến thức áp dụng
Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biến tương ứng trong biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Bài 8 trang 29 ( sách giáo khoa Toán 7- tập 2)
Đố: Ước tính số gạch cần mua ? Giả sử gia đình em cần lát một nền nhà hình chữ nhật bằng gạch hình vuông có cạnh là 30 cm. Hãy đo kích thước nền nhà đó rồi ghi vào ô trống trong bảng sau:
Chiều rộng (m) | Chiều dài (m) | Số gạch cần mua (viên) |
x | y | xy/0,09 |
5,5 | 6,8 | Khoảng 416 (viên) |
… | … | … |
Hướng dẫn giải:
Đầu tiên, các em đổi 30 cm = 0.3 m
Tính:
- Diện tích của nền nhà hình chữ nhật: x.y (m2 )
- Diện tích của viên gạch hình vuông bằng (0,3)2 = 0,09 (m2 )
- Số gạch cần mua bằng diện tích nền nhà chia cho diện tích 1 viên gạch: (x.y) : 0,09 viên.
Tiếp đến, các em đi đo nền nhà để thu thập dữ liệu.
Dưới đây là 2 số liệu ví dụ để các em tham khảo:
- Với x = 4,5m và y = 16m. Số viên gạch cần mua là 800 viên (áp dụng công thức (x.y) : 0,09 )
- Với x = 4m và y = 7,5m. Số viên gạch cần mua là khoảng 333 viên (áp dụng công thức (x.y) : 0,09 )
Như vậy, ta điền được bảng trên như sau:
Chiều rộng (m) | Chiều dài (m) | Số gạch cần mua (viên) |
x | y | xy/0,09 |
5,5 | 6,8 | Khoảng 416 (viên) |
4,5 | 16 | 800 (viên) |
4 | 7,5 | Khoảng 333 (viên) |
Bài 9 trang 29 ( sách giáo khoa Toán 7- tập 2)
Tính giá trị của biểu thức x2 y3 + xy tại x = 1 và y = 1/2
Hướng dẫn giải:
Thay x = 1 và y = 1/2 vào biểu thức x2 y3 + xy, ta có:
(1)2 (1/2)3 + 1.1/2 = 1. 1/8 + 1/2= 1/8 + 1/2 = 1/8 + 4/8 = 5/8
Vậy giá trị của biểu thức x2 y3 + xy tại x = 1 và y = 1/2 là 5/8.
Bài tập tự luyện Giá trị biểu thức đại số
Câu 1: Giá trị của biểu thức 2x − 5 x 2 tại x = 0 là:
A. 0
B. -3
C. -5
D. 2
Câu 2: Giá trị biểu thức x3 − 2x + 1 tại x = −2 là:
A. -3
B. 5
C. -4
D. -8
Câu 3: Cho A = 4x2y − 5 và B = 3x2y + 6x2y2 + 3xy2. So sánh A và B khi x = −1, y = 3?
A. A> B
B. A= B
C. A< B
D. A≥ B
Câu 4: Tính giá trị biểu thức B = 5x2−2x−18 tại |x|=4
A. B= 54
B. B= 70
C. B= 54 hoặc B= 70
D. B= 45 hoặc B= 70
Câu 5: Hai đa thức ax+ b và a′x+ b′ có giá trị bằng nhau với mọi giá trị của x.
A. a = a′; b = b′
B. a = −a′; b = −b′
C. a > a′; b < b′
D. a < a′; b > b′
Đáp án bài tập tự luyện Giá trị biểu thức đại số
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: A
Kết luận
Sau khi học buổi này thì Wikihoctap tin rằng các em đã nắm chắc được phần định nghĩa của như cách tính giá trị biểu thức đại số. Nếu như các em còn gặp khó khăn gì trong quá trình học tập thì hãy liên hệ với Wikihoctap để được giúp đỡ nhé!
Xem thêm các bài học khác dưới đây:
- Đơn thức là gì? – Học tốt toán đại số 7 cùng Wikihoctap
- Hàm số – Hướng dẫn giải bài tập SGK toán 7