Lớp 4

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt – Bài toán lớp 4

Rate this post

Có thể nói, hình học là một phần rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ. Mở đầu cho chương trình học toán lớp 4, cô và các em cùng học bài: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Các con hãy theo dõi thật kỹ bài học dưới đây nhé.

Mục tiêu bài giảng

Những kiến thức, kỹ năng các con cần nắm được sau khi học bài này: 

  • Có thể nhận biết được hình tam giác.
  • Có thể nhận biết được góc nhọn – góc tù – góc bẹt. 
  • Áp dụng được kiến thức vào để giải những bài toán liên quan. 
  • Vận dụng được lý thuyết bài học vào trong cuộc sống thường nhật.

Lý thuyết cần nắm bài Góc nhọn- góc tù- góc bẹt

Tổng hợp những kiến thức cô đọng, dễ hiểu giúp bé nắm được bài và làm được các bài tập phía sau:

Góc nhọn

Góc nhọn có thể được tạo thành từ 2 đường thẳng có chung 1 giao điểm trong mặt phẳng, hoặc trong tam giác bất kỳ. Góc nhọn là góc có giá trị nhỏ hơn 90°.

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

  • Góc nhọn đỉnh O, cạnh OAOB.
  •  Góc nhọn bé hơn góc vuông.

Góc tù

Góc tù cũng được tạo thành từ 2 đường thẳng trong mặt phẳng, góc tù có giá trị lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn tổng 3 góc trong tam giác

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

  • Góc tù đỉnh O, cạnh OMON.
  •  Góc tù lớn hơn góc vuông.

Góc bẹt

Góc bẹt: nửa đường tròn là có giá trị bằng góc bẹt. Những hình như cánh quạt khi xòe tròn cũng tạo thành 1 góc bẹt

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

  • Góc bẹt đỉnh O, cạnh OCOD.
  • Góc bẹt bằng hai góc vuông.
  • Góc bẹt nhìn giống một đường thẳng.

Để hiểu kĩ bài và ghi nhớ lâu hơn, bé hãy xem video bài giảng của thầy Hoàng Hà dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Góc vuông- góc không vuông

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Góc nhọn- Góc tù- Góc bẹt

Dưới đây là tổng hợp đề bài và hướng dẫn giải chi tiết bài tập sách giáo khoa trang, các em có thể tham khảo và so sánh kết quả nhé!

Câu 1: Trong các góc sau, góc nào là góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt?

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Lời giải:

– Góc đỉnh A: cạnh AM, AN và góc đỉnh D;cạnh DV, DU là góc nhọn.

– Góc đỉnh B; cạnh BP, BQ và góc đỉnh O; cạnh OG, OH là các góc tù

– Góc đỉnh C; cạnh CI, CK là góc vuông

– Góc đỉnh E cạnh EX,EY là góc bẹt

Câu 2: Trong các hình tam giác sau:

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

– Hình tam giác nào có ba góc nhọn?

– Hình tam giác nào có goc vuông?

– Hình tam giác nào có góc tù?

Lời giải:

– Hình tam giác có ba góc nhọn là tam giác ABC

– Hình tam giác có góc vuông là tam giác DEG

– Hình tam giác có góc tù là tam giác MNP

Câu hỏi tự luyện Góc nhọn- Góc tù- Góc bẹt

Các câu hỏi tự luyện giúp các con mở rộng và nâng cao kiến thức về hình học:

Phần câu hỏi

Câu 1: Trong hình dưới đây góc B , được tạo từ BA và BC là góc nhọn đúng hay sai?

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

A. Đúng

B. Sai

Câu 2: Góc đỉnh A cạnh AE và AH là góc gì ??

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

A. Góc nhọn

B. Góc tù

C. Góc vuông

Câu 3: Trong hình dưới đây có bao nhiêu góc nhọn :

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

A. 4

B. 5

C. 6

Câu 4: Trong hình dưới đây có bao nhiêu góc vuông :

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

A. 1

B. 2

C. 3

Câu 5: Trong hình dưới đây có bao nhiêu góc tù :

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

A. 0

B. 1

C. 2

Câu 6: Trong hình dưới đây có 2 góc vuông đúng hay sai ?

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

A. Đúng

B. Sai

Phần đáp án

1.B            2.A           3.C          4.B           5.A           6.A

Lời kết

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt trông thật thú vị đúng không nào các em? Khi các em học tốt được phần hình học sẽ giúp nâng cao tư duy cũng như trí tưởng tượng của mình. Tại nhà, bé hãy cố  gắng luyện tập bằng cách tìm ra góc nhọn, góc tù và góc bẹt qua những đồ vặt xung quanh cuộc sống nhé. Chúc các con học tập thật tốt và đạt được kết quả thật cao.

>> Xem thêm nhiều bài giảng môn Toán tại đây:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button