Lớp 9

Hướng dẫn giải tập toán 9 – góc ở tâm số đo cung

Rate this post

Các em biết gì về góc ở tâm và số đo cung? Bài giảng: Góc ở tâm số đo cung của wikihoctap hôm nay sẽ mang đến cho các em những kiến thức thú vị liên quan đến nội dung này. Đừng bỏ lỡ những kiến thức đó mà hãy bắt đầu bài học ngay thôi nào!

Mục tiêu:

  • Nắm được khái niệm góc ở tâm, số đo cung.
  • Biết so sánh độ dài hai cung.
  • Giải được các bài tập có trong bài giảng.
góc ở tâm và số đo cung
Hướng dẫn giải tập toán 9 – góc ở tâm số đo cung

Góc ở tâm

Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.

Hai cạnh của góc ở tâm sẽ cắt đường tròn tại hai điểm. Như vậy chúng sẽ chia đường tròn thành hai cung.

Với các góc α (0 < α < 180°) thì cung nằm bên trong góc được gọi là cung nhỏ.

Cung nằm bên ngoài góc được gọi là cung lớn.

  • Cung AB được kí hiệu là .
  • Cung  là cung nhỏ, cung  là cung lớn.
  • Với số đo góc ở tâm α = 180° thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
  • Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn.
  • Cung  là cung bị chắn bởi góc AOB hay góc AOB chắn cung nhỏ .

Số đo cung

Số đo của cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó.

  • Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360° và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).
  • Số đo của nửa đường tròn bằng 180°
  • Kí hiệu số đo của cung AB là sđ .

Ví dụ: Cho góc ở tâm α = 100° là góc ở tâm O như hình vẽ. Tính số đo cung lớn.

Chú ý:

    + Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 180°

    + Cung lớn có số đo lớn hơn 180°

    + Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có “cung không” với số đo là 0° và cả đường tròn có số đo là 360°

So sánh hai cung

  • Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng số đo bằng nhau.
  • Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
  • Kí hiệu:
  • Khi nào
  • Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì

Toán 9 bài góc ở tâm số đo cung

Câu 1: Cho hình vẽ sau:

Tính số đo cung nhỏ AB,  từ đó so sánh cạnh AC và AD

Cách giải:

Câu 2: Dựa vào hình dưới, hình tính số đo của cung nhỏ AB, biết rằng B là trung điểm của OC

Cách giải:

Ta có tam giác ABC vuông tại A có B là trung điểm của OC

Suy ra OB = BC = AB

Mà OB = OA suy ra OB = OA = AB

Khi đó Δ OAB đều nên

⇒ Số đo cung nhỏ AB bằng 60°

góc ở tâm và số đo cung

Cách làm bài tập góc ở tâm số đo cung

Để có thể giải quyết nhanh chóng các bài tập liên quan đến góc ở tâm số đo cung cũng như bài tập Toán học nói chung, Wikihoctap xin chia sẻ một vài mẹo nhỏ sau đây.

Duy trì sự tập trung

Hãy thực sự tập trung khi giải quyết bài tập. Đây là yếu tố đầu tiên giúp bạn hoàn thành bài tập một cách nhanh chóng và chính xác. Để duy trì sự tập trung, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:

Học tập ở nơi thoải mái và sáng sủa. Chọn cho mình bàn và ghế vừa vặn, thoải mái trước khi học tập. Không nên ngồi ở trên giường hoặc trên sàn. Những vị trí này sẽ khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ và không thể học tập tốt được.

Loại bỏ sự phân tâm của các thiết bị điện tử và sự cám dỗ khác. Tốt nhất nên tắt điện thoại, để chúng ở một nơi khác để không làm bạn bị phân tâm. Hãy “toàn tâm toàn ý” làm bài sau đó bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để giải trí sau đó.

Đặt đồng hồ hẹn giờ để biết mình đã dành bao nhiêu thời gian cho việc làm bài tập. Như vậy, bạn sẽ có kế hoạch để học và nghỉ ngơi phù hợp. Tránh làm bài quá sức.

Sắp xếp vật dụng trên bàn học ngăn nắp để tránh lãng phí thời gian tìm kiếm. Phân chia các loại sách vở theo từng chồng khác nhau. Ví dụ như sách giáo khoa, vở bài tập riêng. Các loại sách bài tập hôm nay bạn sẽ làm được đặt ra vị trí riêng để giải quyết dần.

Lên kế hoạch làm bài phù hợp

góc ở tâm và số đo cung

Lập thời gian biểu làm bài tập một cách phù hợp. Tốt nhất là bắt tay vào làm bài tập khi tan trường. Lúc này, kiến thức vẫn còn trong đầu, bạn sẽ ghi nhớ chúng được tốt hơn và làm bài tập hiệu quả hơn.

Ưu tiên thời gian nộp bài và tầm quan trọng của bài tập. Ví dụ hôm nay chúng ta học bài góc ở tâm số đo cung thì nên làm bài đó trước để ghi nhớ tốt hơn. Hoặc ngày mai có tiết học liên quan đến kiến thức này thì cũng nên được ưu tiên để giải quyết trước.

Tạo động lực cho bản thân

Nghỉ giải lao khi cảm thấy mệt mỏi. Không nên học tập quá sức sẽ khiến cho đầu óc căng thẳng và mệt mỏi. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến não bộ và thần kinh. 

Tốt nhất là nên phân chia giờ học và giải lao phù hợp. Sau khoảng 45 phút đến 1 tiếng chúng ta nghỉ một lần. Ăn nhẹ và uống nước hoặc thực hiện các bài tập vận động nhẹ để lấy lại tinh thần.

Tự thưởng cho bản thân sau thời gian học tập bằng các trò chơi giải trí. Tuy nhiên, cũng nên kiềm chế để không mải mê, quá đà ảnh hưởng đến học tập.

Hy vọng bài giảng này của wikihoctap sẽ giúp các em giải đáp được toàn bộ thắc mắc trong bài: Góc ở tâm số đo cung. Hãy tiếp tục đồng hành với wikihoctap để khám phá thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp lại các em trong tiết học sau!

Xem thêm >>>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button