Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương – Bài tập toán lớp 5
Ở chương trình học lớp 5 thì các em đã được làm quen với những loại hình học như hình vuông, hình tròn, hình tam giác… Hôm nay, chúng mình cùng nhau tìm hiểu về hình hộp chữ nhật. hình lập phương. Mời các em bắt đầu vào học nhé.
Mục tiêu bài học – Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
- Học sinh cần nhận biết được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Phải rút ra: Hình hộp chữ sẽ có ba kích thước là dài, rộng và cao. Ngoài ra nó có 8 đỉnh và 12 cạnh. Còn đối với hình lập phương sẽ có 6 mặt là những hình vuông bằng nhau.
- Vận dụng kiến thức đã được học để có thể giải một số bài tập liên quan.
Hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật là hình có 6 mặt: gồm 2 mặt đáy và 4 mặt bên đều là các hình chữ nhật.
Ví dụ: Cùng quan sát hình lập phương dưới đây, và trả lời câu hỏi của cô nhé!
- Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh và cạnh, nêu tên đỉnh và cạnh đó?
- Hình hộp chữ nhật có mấy mặt ?
- Mỗi mặt của hình hộp chữ nhật có hình gì?
Các em hãy tự trả lời và đưa ra kết luận nhé?
Đáp án:
-
-
-
- Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh là : A, B, C, D, M, N, P, Qv và 12 cạnh là: AB, BC, DC, AD, MN, NP, QP, MQ, AM, BN, CP, DQ
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt , gồm 2 mặt đáy ABCD và MNPQ , và 4 mặt bên ABNM, CBNP, DCQP, DAMQ
- Mỗi mặt của hình hộp chữ nhật có hình chữ nhật
-
-
Và Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao
Hình lập phương – Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Ví dụ : Ru bic, xúc xắc, …
Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau. Hình lập phương là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
Bài giảng sau sẽ giúp các em có một cái nhìn tổng quan về Hình hộp chưa nhật & Hình Lập Phương nhé:
Sau khi xem bài giảng do thầy cô Toppy dạy, các em đã nắm vững được nội dung bài học chưa. Các em hãy thử luyện tập, đánh giá kiến thức bài học qua bài tập nhé.
Bài tập sách giáo khoa Toán 5 – Hình hộp chữ nhật, hình lập phương ( Trang 108 )
Câu 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Lời giải:
Câu 2:
a) Hãy chỉ ra những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật (hình bên).
b) Biết hình hộp chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 3cm, chiều cao 4cm. Tính diện tích của mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABMN, BCPN.
Lời giải:
a) ABCDMNPQ là hình hộp chữ nhật, và có 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao:
- AB = DC = QP = MN ( là các chiều dài của hình hộp chữ nhật)
- AD = BC = MQ = NP ( là các chiều rộng của hình hộp chữ nhật)
- AM = CP = DQ = BN ( là các chiều cao của hình hộp chữ nhật)
b)
- Chiều dài hình hộp chữ nhật dài 6cm nên: AB = DC = QP = MN = 6cm
- Chiều rộng hình hộp chữ nhật có độ dài là 3cm nên: AD = BC = MQ = NP = 3cm
- Chiều cao hình hộp chữ nhật có độ dài là 4cm nên: AM = CP = DQ = BN = 4cm
- Diện tích mặt đáy MNPQ là: MN x MQ = 6 x 3 = 18 (cm2)
- Diện tích của mặt bên ABNM là: AB x AM = 6 x 4 = 24 (cm2)
- Diện tích của mặt bên BCPN là: BC x CP = 4 x 3 = 12 (cm2)
Vậy đáp số là: 18cm2, 24cm2, 12cm2.
Các em hãy chủ động tự làm bài tập trước khi tham khảo lời giải nhé!
Câu 3: Trong các hình dưới đây hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?
Lời giải
Hình A
Ta thấy hình-A có 6 mặt bao gồm : 2 mặt đáy, 4 mặt xung quanh và có ba kích thước: chiều dài (10 cm), chiều rộng ( 8 cm), chiều cao ( 4 cm).Vậy hình A là hình hộp chữ nhật
Hình B :
Hình-B có 8 mặt> 6 mặt và có 4 giá trị kích thước khác nhau, Vậy hình-B không là hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Hình C:
Ta thấy hình-B có 6 mặt và có ba kích thước : chiều dài = chiều rộng = chiều cao = 8cm. Vậy hình-B là hình lập phương
Lời kết
Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương là phần kiến thức hình học được ứng dụng rất nhiều trong quá trình học Toán. Mong các em có thể nhận biết được những đặc điểm và phân biệt được những loại hình học. Hẹn lại các em vào bài học thú vị tiếp theo.
Các bài giảng tham khảo thêm: