Hình tròn. Đường tròn – Lời giải chi tiết cho học sinh

Rate this post

Các em có tìm ra được điểm khác biệt giữa hình tròn và đường tròn không nào? Hai khái niệm này có thể gây nhầm lẫn đối với các em đấy. Bài học: Hình tròn. Đường tròn sẽ giúp các em có thể hiểu được tường tận hơn về khái niệm này nhé.

Ví dụ 1: Các em hãy nhìn vào chiếc đồng hồ sau, ta thấy phẫn viền trắng ngoài cùng được gọi là Đường tròn, cả chiếc đồng được gọi là hình tròn.

Hình tròn. Đường tròn
Hình tròn. Đường tròn

Mục tiêu bài học – Hình tròn. Đường tròn

  • Phải biết được cách vẽ hình tròn cũng như phân biệt được đâu là đường tròn và đâu là hình tròn. 
  • Phân biệt được bán kính của hình tròn với đường kính của hình tròn. 
  • Vận dụng những quy tắc đã được học để có thể giải một số bài tập có liên quan về hình tròn và đường tròn.

Lý thuyết – Hình tròn. Đường tròn

Khái niệm – Hình tròn. Đường tròn

Dùng compa vẽ một đường tròn lên giấy:

        • Đường bút chì vẽ trên giấy,  gọi là đường tròn.
        • Phần ở phía trong đường tròn, gọi là hình tròn.

Hình tròn. Đường tròn

        • Bán kính là khoảng cách từ tâm O tới đường tròn.
        • Đường kính là đường thẳng nối 2 điểm trên đường tròn và đi qua tâm O.
        • Độ dài đường kính bằng 2 lần bán kính.

Ví dụ 1:

Hình tròn. Đường tròn

Trên hình vẽ có các bán kính OA;OB;OM.

Ví dụ 2:

Tính AB biết OB=3cm?

Hình tròn. Đường tròn

 

Lời giải :

Ta có MN là đường kính của hình tròn, nên độ dài MN là:32= 6 (cm).

Các em cung tham khảo video bài giảng, để hiểu thêm cũng kiến thức trong bài nhé!

Bài giảng của cô Phạm Trần Thảo Vy với cách giảng dạy hấp dẫn, trực quan cùng những ví dụ thực tế, hy vọng sẽ giúp các em có một bài học bổ ích.

Bài tập –  Toán 5 ( SGK – trang 96 )

Câu 1: Vẽ hình tròn có:

a) Bán kính 3cm;

b) Đường kính 5cm.

Bài Làm:

a) Vẽ đường tròn có bán kính 3cm :

  • Bước 1: Các em chấm một điểm trên giấy, là tâm O của đường tròn.
  • Bước 2: Cho bán kính của đường tròn là 3cm, nên ta đo  đầu kim và đầu bút của compa cách một khoảng là 3cm (dùng thước kẻ để đo)
  • Bước 3: Đặt mũi kim vào điểm O, đặt đầu bút chì trên mặt giấy, và quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm O có bán kính 3cm.

Hình tròn. Đường tròn

b) Đường kính 5cm mà đường kính dài gấp hai lần bán kính nên độ dài bán kính của đường tròn là 5cm : 2 = 2,5cm

Vẽ đường tròn có bán kính 2,5 cm. Cách vẽ tương tự như trên

Các em hãy tự làm bài, trước khi tham khảo lời giải nhé!

Câu 2: Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ đường tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2cm.

Bài Làm:

Kẻ đường thẳng AB = 4 cm trên giấy

Đầu tiên ta vẽ đường tròn tâm A bán kính 2cm.

Tương tự với đường tròn tâm B bán kính 2cm. Ta được hình như sau:

Hình tròn. Đường tròn

Câu 3: Vẽ theo hình mẫu sau:

 

Hình tròn. Đường tròn

Cách vẽ:

Hình tròn. Đường tròn
Hình tròn. Đường tròn

Hướng dẫn: Cách vẽ

  • Vẽ đường tròn tâm O bán kính là độ dài dài của 4 ô vuông.
  • Kẻ nét đứt để xác định đường kính AB.
  • Vẽ về nửa phía dưới của đường kính AB, đường tròn có bán kính MA = 2 ô vuông, với tâm đường tròn là M.
  • Vẽ về nửa phía trên của đường kính AB, đường tròn có bán kính NB = 2 ô vuông, với tâm đường tròn là N.

Câu hỏi ôn luyện thêm:

Câu 1: Cho các đường tròn sau

Hình A. Đường tròn tâm A, bán kính 3,5 cm

HInh B. Đường tròn tâm B, có đường kính dài hơn bán kính Hình A là 2,5 cm

Hình C. Đường tròn tâm C, với đường kính EF = 7 cm

So sánh các đường tròn sau

a, Hình A …. Hình B

b, Hình B…. Hình C

c, Hình A ….. Hình C

Đáp án:

a, Hình A > Hình B

b, Hình B <  Hình C

c, Hình A = Hình C

Câu 2: Phần màu đen và máu đỏ được gọi là gì

Hình tròn. Đường tròn

Đáp án: Đen: đường tròn , Đỏ : Hình tròn

Lời kết

Nội dung của bài học: Về Hình tròn. Đường tròn cũng đã kết thúc. Mong các em sẽ không còn có sự hiểu nhầm về hai khái niệm này nữa. Chúc các em học tập chăm chỉ, nghe lời cha mẹ và thầy cô để xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

>> Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *