Lớp 3

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính – Giải toán lớp 3

Rate this post

Các em đã được học những kiến thức về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật… Vậy còn hình tròn thì như thế nào các em nhỉ? Bài ngày hôm nay: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính sẽ giúp các em giải đáp được điều này. Nếu các bạn nhỏ đã sẵn sàng thì mình cùng vào bài học luôn thôi nào!

Mục tiêu bài học

Những mục tiêu mà các em cần phải nắm được sau khi bài học kết thúc: 

  • Các bé phải làm quen được biểu tượng hình tròn, biết được tâm, đường tròn,  đường kính và bán kính của hình tròn. 
  • Học sinh biết dùng compa để vẽ hình tròn khi biết trước tâm và bán kính. 
  • Có thể áp dụng những kiến thức đã được học vào những bài toán có lời văn.

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Lý thuyết cần nhớ

Đầu tiên chúng ta cần làm rõ về hình tròn và đường tròn nhé

  • Các em hãy nêu những đồ vật xung quanh ta có dạng hình tròn nào:
  • Hình tròn là toàn bộ đường viền xung quanh và tất cả những gì ở bên trong nó.

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

  • Thế còn đường tròn là gì nhỉ? Đường tròn chính là đường bao quanh hình tròn các em nhé

Dưới đây là hình minh họa đường tròn:

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

  • Điểm chính giữa đường tròn chính là tâm. Ta gọi tâm O.
  • Chấm một điểm ở trên đường tròn, nối tâm với điểm M, ta được bán kính OM.
  • Ta lấy hai điểm trên đường tròn, hai điểm đó ta nối nhau đi qua tâm O, ta được đường kính AB.
  • Hình minh họa:

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Các điểm cần lưu ý

  • Có vô số bán kính của đường tròn (chỉ cần ta chấm 1 điểm bất kỳ trên đường tròn, và nối điểm đó với tâm, ta được bán kính).
  • Có vô số đường kính (Chấm 2 điểm trên đường tròn, nối 2 điểm đó đi qua tâm O, ta được đường kính).

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Nhận xét: Trong một hình tròn:

  • Tâm O sẽ là trung điểm của đường kính AB.
  • Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính.

Cách vẽ hình tròn

Các em cần chuẩn bị 1 chiếc compa để vẽ được hình tròn nhé.

  • Đầu nhọn của compa chúng ta sẽ làm tâm.
  • Đầu bút chì ta dùng để vẽ hình tròn.
  • Các bước vẽ hình tròn:

Bước 1: Xác định tâm.

Bước 2: Xác định bán kính (kết hợp sử dụng thước kẻ).

Bước 3: Dùng compa để 2 đầu compa vào 2 đầu mút bán kính, ta được hình tròn.

  • Ví dụ: Vẽ hình tròn có bán kính 2cm:
  • Bước 1: Ta chấm 1 điểm làm tâm, đặt tâm O.
  • Bước 2: Đặt thước điểm đó bắt đầu từ số 0 để vẽ được bán kính bằng 2cm.
  • Bước 3: Đặt 2 đầu compa vào hai đầu mút đường thẳng rồi xoay theo chiều kim đồng hồ.

Các em có thể tham khảo cách vẽ của thầy giáo tại đây nhé

Các dạng toán: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính 

Các dạng toán các em sẽ được gặp trong bài này

Dạng 1: Xác định tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.

Dạng 2: Vẽ hình tròn biết tâm và bán kính

Dạng 3: Vẽ bán kính và đường kính hình tròn.

Dạng 4: Nhận xét tính đúng sai của các khẳng định

>>>Xem thêm: Đường thẳng – Hướng dẫn giải bài tập toán [ Cánh Diều ]

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài 1: (SGK Toán 3 trang 111)

Xác định đường kính, bán kính trong mỗi hình tròn sau:

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Hướng dẫn giải

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài 2: (SGK Toán 3 trang 111)

Em hãy vẽ hình tròn có các đặc điểm sau:

a) Tâm O bán kính 2cm

b) Tâm I bán kính 3cm.

Hướng dẫn giải

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài giải

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài 3: (SGK Toán 3 trang 111)

a) Hãy vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau:

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

b) Cho biết các khẳng định sau đúng hay sai?

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

a) Đầu tiên ta phải đánh dấu điểm M bất kì trên đường tròn rồi nối O với M.

Sau đó qua O ta sẽ kẻ 1 đoạn thẳng cắt đường tròn tại 2 điểm, ta đặt tên là C và D.

b) Ta áp dụng kiến thức được ghi bên trên: Trong hình tròn thì các bán kính có độ dài bằng nhau và đường kính thì có độ dài gấp 2 lần bán kính.

Giải chi tiết

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

a) Các em tự vẽ bán kính OM, đường kinh CD để được như hình trên.

b) Mệnh đề 1 (S)

Mệnh đề 2 (S)

Mệnh đề 3 (Đ)

Bài tập tự luyện: Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính – Toán 3

Bài 1. Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài 2. Đáp án nào sau đây thích hợp điền vào chỗ trống

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài 3: Chọn đáp án đúng

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài 4: Đâu là đáp án chính xác?

Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Hướng dẫn giải bài tập tự luyện

Bài 1:

Độ dài đường kính AC = 8cm vì bán kính AO = 4 cm. Đường kính = 2 lần bán kính.

Bài 2.

Đáp án là 12cm. Cách làm như bài 1

Bài 3:

Viên bi có hình tròn.

Bài 4:

Các đường kính của hình tròn là: BA, GE, DC, KH.

Lời kết

Cuối cùng thì chúng ta đã đi đến phần kết của bài học: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. Các em đã hiểu được hết kiến thức của bài hôm nay chưa nhỉ? Nếu chưa thì các em hãy cố gắng xem lại bài giảng lần nữa nhé. Tạm biệt các em và hẹn gặp các em vào những bài học tiếp theo.

Xem thêm các bài viết tương tự:

Hằng Nga

Là một giáo viên Toán với hơn 3 năm giảng dạy tôi mong muốn được chia sẻ nhiều hơn những kiến thức của tôi đến các em học sinh trên mọi miền tổ quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button