Lớp 6

Khái niệm về phân số – Chinh phục kiến thức Toán lớp 6

Rate this post

Phân số là một chủ đề mới trong toán học đối với các em tại thời điểm này. Bởi vậy, để có thể nắm được thật vững bài học thì các em cần phải chú tâm hơn. Nào, chúng ta cùng đến với bài: Khái niệm về phân số ngay sau đây nhé.

Khái niệm về phân số – Kiến thức cơ bản cho học sinh

Để làm quen với phân số, ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo của một phân số. Một phân số bao gồm hai phần cơ bản là tử số và mẫu số. Tử số là một số tự nhiên được viết ngay bên trên dấu gạch ngang. Mẫu số là một số tự nhiên luôn luôn khác 0 và được viết ngay bên dưới tử, phân cách với tử số bằng một dấu gạch ngang.

Ví dụ: Phân số \frac{1}{8} ta có 1 là tử số và 8 đóng vai trò là mẫu số

Khái niệm về phân số
Khái niệm về phân số – Chinh phục kiến thức Toán lớp 6

Chú ý về phân số:

  • Trong một phép chia hai số tự nhiên, ta có thể viết chúng dưới dạng một phân số. Trong đó số bị chia sẽ đóng vai trò là tử số. Và mẫu số là số chia

Ví dụ:

5 : 9 = \frac{5}{9}

4 : 7 = \frac{4}{7}

Đối với phép chia 5 chia cho 9, ta viết dưới dạng phân số  \frac{5}{9} trong đó 5 là số bị chia sẽ đưa lên làm tử số. Và 9 là số chia sẽ trở thành mẫu số.

Tương tự đối với phép chia 4 chia cho 7, ta có thể viết dưới dạng phân số  \frac{4}{7}

  • Mọi số tự nhiên đều có thể đưa về dưới dạng phân số. Trong đó số tự nhiên đó sẽ đóng vai trò làm tử số và mẫu số ở đây là 1.

Ví dụ: 6 = \frac{6}{1} , 15 = \frac{15}{1}

  • Số 1 luôn luôn có thể đưa được về dạng phân số với tử và mẫu bằng nhau và khác 1

Ví dụ:

1 = \frac{8}{8}

1 = \frac{12}{12}

  • Số 0 khi viết thành phân số, ta có tử số bằng 0 và mẫu số là một số bất kỳ luôn khác 0.

Ví dụ:

 0 = \frac{0}{5}

0 = \frac{0}{24}

Khái niệm về phân số

Bài tập luyện tập

Bài 1: a) Đọc các phân số:

\frac{5}{7}; \frac{25}{100} ; \frac{91}{38};\frac{60}{17}; \frac{85}{1000}

b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.

Phương pháp giải

a) Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc “phần” sau đó đọc mẫu số.

b) Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

Đáp án bài tập

a) \dfrac {5}{7}Năm phần bảy;

\dfrac {25}{100} hai mươi lăm phần một trăm (hoặc hai mươi lăm phần trăm);

\dfrac {91}{38} chín mươi mốt phần ba mươi tám;

\dfrac {60}{17}sáu mươi phần mười bảy;

\dfrac {85}{1000}tám mươi lăm phần nghìn).

b)

Phân số \frac{5}{7} \frac{25}{100} \frac{91}{38} \frac{60}{17} \frac{85}{1000}
Tử số 5 25 91 60 85
Mẫu số 7 100 38 17 1000

Bài 2: Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1:

32; 105; 1000.

Phương pháp giải

Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 11.

Đáp án bài tập

32=\frac{32}{1}

105=\frac{105}{1}

1000=\frac{1000}{1}

Lời kết

Trên đây là phần kiến thức có liên quan đến bài học: Khái niệm về phân số. Nếu như còn vấn đề gì thắc mắc về bài học thì các em có thể phản hồi bên dưới để được thầy cô tại Wikihoctap giải đáp nhé. Chúc các em học sinh học thật giỏi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button