Khi nào thì AM + MB = AB? – Học thật tốt toán lớp 6
Vào ngày hôm nay, các em sẽ được học bài: Khi nào AM+ BM = AB? Tên gọi này đã làm cho các em tò mò không nhỉ? Vậy còn chần chừ gì mà không bắt đầu học ngay với Wikihoctap ngay thôi.
Mục tiêu bài học : Khi nào thì AM + MB = AB
- Hiểu được thật rõ như thế nào là AM + MB = AB và điều kiện để có thể xảy ra những trường hợp đó.
- Một vài dạng câu hỏi liên quan đến bài học.
- Hoàn thiện được tất cả những bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
Kiến thức cơ bản của bài học : Khi nào thì AM + MB = AB
Dưới đây , chúng ta sẽ đi tìm hiểu phần lý thuyết cơ bản của bài học .
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB. Ngược lại, nếu AM+MB=AB thì M nằm giữa hai điểm A và B.
Muốn đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trước hết phải gióng đường thẳng đi qua hai điểm ấy rồi dùng thước cuộn bằng vải hoặc thước cuộn bằng kim loại.(h.50)
Nếu khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất nhỏ hơn độ dài của thước cuộn thì chỉ cần giữ cố định một đầu thước tại một điểm rồi căng thước đi qua điểm thứ hai.
Nếu khoảng cách trên mặt đất lớn hơn độ dài của thước cuộn thì sử dụng liên tiếp thước cuộn nhiều lần.
Đôi khi ta còn dùng thước chữ A (h.51) có khoảng cách giữa hai chân là 1m hoặc 2m.
Hình 51
Ví dụ 1: Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN=3cm,NK=6cm. Tính độ dài đoạn IK.
Giải.
Vì N nằm giữa IK nên IK=IN+NK.
Thay số ta được: IK=3+6=9(cm)
Ví dụ 2: Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM=4cm,EF=8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM,MF.
Giải:
Vì M nằm giữa EF nên EM+MF=EF.
Thay EM=4cm,EF=8cm ta có:
4+MF=8
MF=8−4
MF=4
Vậy MF=4cm.
Từ đó suy ra: EM=MF(=4cm).
Hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 6 bài học : Khi nào thì AM +MB +AB ?
Sau khi cùng điểm qua một số kiến thức cơ bản của bài học thì bây giờ ta cần thực hành áp dụng vào bài học để đạt hiểu quả cao nhất .
Bài 46 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK, biết IN = 3cm, NK = 6cm Tính độ dài đoạn IK.
Lời giải:
Theo đề bài N là một điểm của đoạn thẳng IK; N không trùng hai đầu mút vậy N phải nằm giữa hai điểm I và K.
Vì điểm N nằm giữa hai điểm I và K nên IK = IN + NK = 3 + 6 = 9 (cm)
Bài 47 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Gọi M là một điểm của đoạn EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn EM và EF.
Lời giải:
M là một điểm của đường đoạn thẳng EF, M không trùng với hai đầu đoạn thẳng vậy M nằm giữa E và F.
Ta có: EM + MF = EF
4 + MF = 8 => MF = 8 – 4 = 4 (cm)
Vậy EM = FM (= 4cm)
Bài 48 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Em Hà có một sợi dây 1,25m. Em dùng sợi dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học?
Lời giải:
Ta có Chiều rộng lớp học dựa trên các số kiệu đầu bài là là: 4.1,25 + .1,25 = 5,25 (m)
Vậy chiều rộng của lớp học là 5,25m.
Bài 49 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút của đoạn thẳng AB, Biết rằng AN = BM. So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp (h.52)
Lời giải:
Xét cả hai trường hợp sau:
a) Xét trường hợp điểm M nằm giữa hai điểm A và N; điểm N nằm giữa hai điểm B và M.
+ Vì M nằm giữa A và M nên AN = AM+MN (1)
+ Vì N nằm giữa B và M nên BM= BN + MN (2)
Mà AN = BM (đề bài) nên từ (1) và (2) suy ra AM + MN = BN + MN
Do đó: AM = BN.
b) Xét trường hợp điểm N nằm giữa A và M; điểm M nằm giữa B và N.
+ Vì N nằm giữa A và M nên AN + NM= AM (3)
+ Vì M nằm giữa B và N nên BM + MN= BN (4)
Mà AN = BM (đề bài) nên từ (3) và (4) AM=BN
Bài 50 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Cho ba điểm V, A, T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu: TV+VA=TA
Lời giải:
Nếu TV+ VA = TV thì ta nhận xét V nằm giữa hai điểm T và A.
Nhận xét: nhận thấy điều kiện V, A, T thẳng hàng nhau là thừa.
Bài 51 trang 122 SGK Toán 6 tập 1
Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho TA = 1cm, VA=2cm, VT = 3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Lời giải:
Ta có VA + VT = 2 + 3 ≠ TA nên điểm V không nằm giữa hai điểm A và T.
TA + VT = 1 + 3 ≠ VA nên điểm T không nằm giữa hai điểm A và C,
TA + VA = 1 + 2 = 3 = VT nên điểm A nằm giữa hai điểm V và T.
Một số bài tập luyện thêm cho bài học : Khi nào thì AM +MB = AB ?
Bởi đây là một phần kiến thức khá mới đối với các bạn học sinh , nhằm cung cấp thêm một số bài học củng cố thêm kiến thức .
Bài 1 :
Cho ba điểm A,B,C sao cho AB=2cm,BC=7cm,AC=5cm. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Điểm A nằm giữa hai điểm B và C
B. Ba điểm A,B,C không thẳng hàng
C. Điểm B nằm giữa hai điểm A và C
D. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B
Bài 2 :
Cho ba điểm A,B,C, điểm A nằm giữa hai điểm B và C. Biết AB=3cm;AC=2cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.
A. BC = 4 cm
B. BC = 5 cm
C. BC = 1 cm
Bài 3 :
Trong trường hợp nào dưới đây ba điểm A,B,C không thẳng hàng?
A. AB=5cm;AC=3cm;BC=2cm
B. AB=4cm;AC=7cm;BC=3cm
C. AB=3cm;AC=4cm;BC=5cm
D. AB=2cm;AC=8cm;BC=10cm
Bài 4 :
Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM=3cm;ON=6cm. Trên tia đối của tia NO lấy điểm P sao cho NP=4cm. Tính độ dài của đoạn thẳng MP.
A. MP=12cm
B. MP=10cm
C. MP=7cm
D. MP=8cm
Lời kết :
Chắc hẳn bài học: Khi nào AM+ BM = AB? đã giúp các em giải đáp được thắc mắc ở đầu bài rồi đúng không nào? Số lượng kiến thức ngày càng tăng cao và khó hiểu hơn. Vì thế các bạn cần phải học tập chăm chỉ hơn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt nhất.
Xem thêm :