Khi nào xOy+ yOz = xOz? – Giải bài tập hình học toán lớp 6
Trong những bài học trước thì các em đã được học về góc cũng như số đo của góc. Vậy mối quan hệ của chúng như thế nào với nhau? Bài giảng: Khi nào xOy + yOz = xOz? sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi này.
Kiến thức lý thuyết
Khi nào thì xOy+yOz=xOz ?
Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xOyˆ+yOzˆ=xOzˆ.
Ngược lại, nếu xOyˆ+yOzˆ=xOzˆ thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Ví dụ: Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz . Biết xOyˆ=40o. Tính số đo góc xOz nếu số đo của góc yOz là 30°?
Giải:
Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên :
xOyˆ+yOzˆ=xOzˆ
Thay số ta được 40o+30o=xOzˆ hay xOzˆ=70o .
Hai góc kề nhau, phụ nhau, kề bù
a) Hai góc kề nhau
Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng chứa cạnh chung.
Ví dụ: Hai góc xOyˆ và yOzˆ là hai góc kề nhau vì có cạnh Oy chung và hai cạnh Ox;Oz nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Oy.
b) Hai góc phụ nhau
Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90∘.
Ví dụ: Nếu Aˆ=30∘ và Bˆ=60∘ thì Aˆ và Bˆ là hai góc phụ nhau.
c) Hai góc bù nhau
Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180∘.
Ví dụ: Nếu Aˆ=75∘ và Bˆ=105∘ thì Aˆ và Bˆ là hai góc bù nhau.
d) Hai góc kề bù
Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau.
Nhận xét: Hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau là hai góc kề bù.
Ví dụ: Hai góc xOyˆ và yOzˆ trên hình vẽ vẽ là hai góc kề bù vì có cạnh Oy chung và hai cạnh Ox và Oz là hai tia đối nhau.
Chú ý
- Với bất kì số m nào, 0∘≤m≤180∘ trên nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xOyˆ=m∘.
- Nếu có các tia Oy;Oz thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox và xOyˆ < xOzˆ thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Giải bài tập SGK Toán 6 xOy+yOz=xOz
Bài 18 (trang 82 SGK Toán 6 tập 2):
Hình 25 cho biết OA nằm giữa hai tia OB , OC,
Dùng thước đo góc kiểm tra lại kết quả.
Lời giải:
Vì tia OA nằm giữa hai tia OB, OC nên:
Bài 19 (trang 82 SGK Toán 6 tập 2):
Hình 26 cho biết hai góc kề bù xOy và yOy’, xOy = 120o. Tính góc yOy’.
Lời giải:
Vậy góc yOy’ = 60o.
Bài 20 (trang 82 SGK Toán 6 tập 2):
Lời giải:
Bài 21 (trang 82 SGK Toán 6 tập 2):
a) Đo các góc ở hình 28a, b.
b) Viết tên các cặp góc phụ nhau ở hình 28b.
Lời giải:
a) Đo góc ta được:
b) Các cặp góc phụ nhau ở hình 28b là:
Bài 22 (trang 82 SGK Toán 6 tập 2):
a) Đo các góc ở hình 29, 30
b) Viết tên các cặp góc bù nhau ở hình 30.
Lời giải:
a) Đo góc ta được:
b) Các cặp góc bù nhau ở hình 30 là:
Bài 23 (trang 83 SGK Toán 6 tập 2):
Hình 31 cho biết hai tia AM và AN đối nhau,
tia AQ nằm giữa hai tia AN và AP. Hãy tính số đo x của góc PAQ.
Lời giải:
Bài tập tự luyện xOy+yOz=xOz
Các bài tập của wikihoctap đa dạng và phong phú từ cơ bản đến nâng cao, giúp em củng cố và nâng cao kiến thức!
Phần câu hỏi
Câu 1: Cho hai góc xOyˆ,xOzˆ kề bù. Chọn kết luận đúng:
A. Tia Ox nằm giữa hai tia Oy,Oz.
B. Tia Oy nằm giữa hai tia Ox,Oz.
C. Tổng số đo hai góc bằng 900.
D. Cả hai góc đều là góc nhọn.
Câu 2: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Oy, vẽ các góc xOyˆ=50 độ,yOzˆ=15 độ. Số đo góc zOxˆ là:
A. 45
B. 65
C. 35
D. 55
Câu 3: Chọn khẳng định đúng:
A. Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 180 độ.
B. Hai góc kề nhau có tổng số đo bằng 180 độ.
C. Hai góc kề bù là là hai góc có chung một cạnh và tổng số đo bằng 180 độ.
D. Hai góc kề phụ là hai góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180 độ.
Câu 4: Cho ba tia Oa,Ob,Oc sao cho tia Oc nằm giữa hai tia Oa,Ob. Đẳng thức đúng là:
A. aOcˆ+bOcˆ=180
B. aOcˆ+bOaˆ=cObˆ
C. aObˆ+bOcˆ=aOcˆ
D. aOcˆ+bOcˆ=aObˆ
Phần đáp án
- A 2. B 3.C 4.D
Lời kết
Các em đã nắm được bài: Khi nào xOy + yOz = xOz? chưa nào? Để có thể hiểu bài một cách chắc chắn hơn thì các em hãy cố gắng làm nhiều bài tập hơn nhé. Chúc các em có sự tự tin cũng như có niềm đam mê với toán học.
>> Xem thêm:
- Tính chất ba đường phân giác của một góc
- Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Góc- Toán lớp 6 Cánh diều
- Hai góc đối đỉnh