Lớp 6

Làm quen với số nguyên âm, tập hợp các số nguyên toán lớp 6

Rate this post

Chắc hẳn các em đã quá hiểu rõ về những con số như là 1, 2, 3, 4 rồi đúng không nhỉ. Vậy các em đã từng thấy các số -1, -2, -3, -4 chưa? Đừng thấy nó quá lạ lẫm mà nghĩ nó không tồn tại nhé. Bài học: Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên sẽ giúp các em biết rõ hơn về những người bạn này.

Mục tiêu bài học Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Cố gắng đạt được những mục tiêu sau các em nhé! 

  • Học sinh phải ví dụ được về những số nguyên âm và cách để biểu diễn số nguyên âm ở trên chục số. 
  • Những bài tập vận dụng về trục số chắc chắn sẽ giúp các em nắm được kiến thức một cách tốt hơn.

Lý thuyết cần nhớ bài Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Chúng ta cùng đến với phần quan trọng nhất của bài học là kiến thức cần nắm vững để làm bài tập.

1. Các ví dụ

Trên thực tế, bên cạnh các số tự nhiên, người ta còn dùng các số  với dấu  đằng trước như: 1,2,3, (đọc là âm 1, âm 2, âm 3,… hoặc trừ  1, trừ 2, trừ 3,… ). Những số như thế được gọi là số nguyên âm.

Ví dụ:

Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên
Làm quen với số nguyên âm, tập hợp các số nguyên toán lớp 6
  • Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0o C.

Nhiệt độ dưới 0o C được viết với dấu  đằng trước.

Ví dụ: nhiệt độ dưới  0o C, 3 độ được viết là 3oC

  • Độ cao của mực nước biển là 0 m.

Độ cao thấp hơn mực nước biển được viết với dấu  đằng trước.

Ví dụ: độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là 30m.

2. Trục số

Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của các tia số và ghi các số \(–1, – 2,– 3\),…

Ví dụ: dưới đây là một trục số

Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Điểm 0 (không) gọi là điểm gốc của trục số. Chiều theo mũi tên gọi là chiều dương. Chiều ngược lại gọi là chiều âm.

Cô Phạm Giang Yên Bình có biên soạn bài giảng này qua video vô cùng hấp dẫn, các bạn có thể tham khảo nhé!

Xem thêm: Cộng hai số nguyên cùng dấu – Chinh phục Đại số Toán 6

Giải bài tập SGK Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Bài tập SGK rất sát với kiến thức bài giảng, vậy nên cô và các bạn cùng nhau đi giải các bài tập này nhé!

Bài 1. (Trang 68 SGK Toán 6 – Tập 1)

Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Hình trên minh họa một phần các nhiệt kế (tính theo độ C):

a) Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế.

b) Trong hai nhiệt kế a và b, nhiệt độ nào cao hơn?

Hướng dẫn giải:

a) Các nhiệt kế a, b, c, d, e theo thứ tự chỉ  và đọc là âm ba độ C, âm hai đọ C,…

b) Nhiệt độ chỉ trong nhiệt kế b cao hơn.

Bài 2. (Trang 68 SGK Toán 6 – Tập 1)

Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Hướng dẫn giải:

a) Độ cao của đỉnh núi Ê-vơ-rét (thuộc Nê-pan) là 8848 mét (cao nhất thế giới);

b) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an (thuộc vùng biển Phi-líp-pin) là âm 11 524 mét (sâu nhất thế giới).

Bài 3. (Trang 68 SGK Toán 6 – Tập 1)

Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Hướng dẫn giải:

Tổ chức “Thế vận hội” đầu tiên vào năm .

Bài 4. (Trang 68 SGK Toán 6 – Tập 1)

a) Ghi điểm gốc 0 vào trục số ở hình dưới:

Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

b) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số – 10 và – 5 vào trực số hình dưới:

Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Hướng dẫn giải:

a) Kể từ số 4, ta ghi tiếp các số theo thứ tự ngược từ phải qua trái: 3, 2, 1, 0. Điểm chỉ số 0 là điểm gốc của trục số.

b) Kể từ số – 5, ta ghi tiếp các số theo thứ tự ngược từ phải qua trái: – 6, – 7, -8, – 9.

Bài 5. (Trang 68 SGK Toán 6 – Tập 1)

Vẽ một trục số và vẽ:

  • Những điểm nằm cách điểm 0 ba đơn vị
  • Ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm 0

Hướng dẫn giải:

Các điểm – 3 và 3 cách điểm 0 ba đơn vị. Có vô số cặp điểm biểu diến số nguyên cách đều điểm 0. Chẳng hạn, – 1 và 1, – 2 và 2, – 3 và 3.

Bài tập tự luyện Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

Bài tập 1: Trên trục số, điểm K cách điểm biểu diễn số 17 là 3 đơn vị theo chiều âm. Điểm K biểu diễn số nguyên nào ?

A. 20

B. -20

C. 14

D. -14

Bài tập 2: Trên trục số dưới đây, điểm P cách điểm Q bao nhiêu đơn vị ?

Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên

A. 7 đơn vị

B. 9 đơn vị

C. 8 đơn vị

D. 7 đơn vị

Bài tập 3: Số đối của các số sau: 8,4,2,2010 lần lượt là:

A. 5;4;2;2010

B. 8;4;2;2010

C. 5;4;2;2010

D. 5;4;2;2010

Bài tập 4: So sánh 2010 và |2011|

A. 2010>|2011|

B. 2010=|2011|

C. 2010<|2011|

D. Đáp án khác

Hướng dẫn giải bài tập tự luyện

Bài tập 1: B

Bài tập 2: D

Bài tập 3: B

Bài tập 4: A

Lời kết

Sau buổi học: Làm quen với số nguyên âm tập hợp các số nguyên thì chắc hẳn các em đã biết số -1, -2, -3… thuộc tập hợp nào rồi đúng không? Đó chính là số nguyên âm và tập hợp số nguyên âm chúng ta vừa được học đó. Các bạn thật giỏi, chúc các bạn học thật tốt nhé.

Xem thêm bài giảng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button