Mi-li-mét – Bài giảng & lời giải chi tiết Toán lớp 2 “Cánh Diều”
Cuộc sống của chúng ta hiện nay không có bất cứ điều gì là không thể đo lường được. Từ những đồ vật khoảng cách lớn cho tới những vật nhỏ và siêu nhỏ. Với những vật nhỏ, đơn vị thường được sử dụng để đo lường chính là Mi-li-mét Toán lớp 2. Và đó cũng chính là bài học của chúng ta ngày hôm nay.
Mục tiêu bài học Mi – li – Mét Toán lớp 2
Các em cần nắm được một số kiến thức cơ bản của bài học như sau:
- Nắm được ký hiệu, tên gọi, độ lớn của Mi-li-mét.
- Liên hệ với các đơn vị đo lường khác như m, dm, cm.
- Luyện tập đo lường các đồ vật xung quanh.
Lý thuyết cần nhớ: Mi-li-mét
Trong bài học hôm nay, các em cần nắm được các kiến thức sau:
+ Đơn vị đo độ dài mi-li-mét, kí hiệu và độ lớn của mi-li-mét.
+ Mối quan hệ của mi-li-mét với các đơn vị xăng-ti-mét và mét.
+ Các phép tính cộng, trừ với đơn vị mi-li-mét và toán đố liên quan.
Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo
Em ghi nhớ cách quy đổi các đơn vị: 1cm = 10mm, 1m = 1000mm.
Ví dụ: ….cm = 10mm
Hướng dẫn: Vì 1cm = 10mm nên số cần điền vào chỗ chấm là 1.
Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ với đơn vị độ dài mi-li-mét
Với các số cùng đơn vị đo, thực hiện phép cộng hoặc trừ các số và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
Ví dụ: 15mm + 4mm = …..
Hướng dẫn 15mm + 4mm = 19mm
Cần điền vào chỗ chấm là 19mm.
Dạng 3: Tìm chu vi của hình tam giác
Muốn tìm chu vi của hình tam giác cần tính tổng độ dài các cạnh của tam giác đó. (Cùng một đơn vị đo)
Ví dụ: Tìm chu vi của tam giác có các cạnh lần lượt là 24mm;15mm;36mm.
Hướng dẫn:
Chu vi của hình tam giác đó là:
24 + 15 + 36 = 75 mm
Đáp số: 75mm.
Để nắm rõ hơn về bài học, các bạn có thể xem video hướng dẫn chi tiết của cô giáo Quế Trân dưới đây nha!
>>>Xem thêm: Chục và đơn vị – Hướng dẫn học tốt Toán lớp 1 [Cánh Diều]
Hướng dẫn giải bài tập SGK: Mi-li-mét
Để nắm chắc lý thuyết, cô và các bạn cùng nhau giải các bài tập trong sách giáo khoa nhé!
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm? (Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)
1cm = …mm 1000mm = …m 5cm = …mm
1m = ….mm 10mm = ….cm 3cm = …..mm
Hướng dẫn giải
1cm =10 mm 1000mm =1m 5cm =50mm
1m = 1000mm 10mm =1cm 3cm = 30mm
Bài 2: (Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)
Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu milimet
Hướng dẫn giải
Đoạn thẳng MN dài: 6mm
Đoạn thẳng AB dài: 3mm
Đoạn thẳng CD dài: 7mm
Bài 3: (Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK)
Tính chu vi tam giác có độ dài các cạnh là:
24mm, 16 mm, 28mm
Hướng dẫn giải
Chu vi tam giác là:
24 + 16 + 28 = 68 mm
Đáp số: 68 mm
Bài 4: (Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK)
Viết mm hoặc cm vào chỗ chấm thích hợp:
a) Bề dày của cuốn sách Toán 2 khoảng 10…
b) Bề dày của thước kẻ là 2 …
c) Chiều dài của chiếc bút bi là 15 …
Hướng dẫn giải
Viết mm hoặc cm vào chỗ chấm thích hợp:
a) Bề dày của cuốn sách Toán 2 khoảng 10mm
b) Bề dày của thước kẻ là 2mm
c) Chiều dài của chiếc bút bi là 15 cm
Bài tập tự luyện: Mi-li-mét
Câu 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1cm = …….. mm 4cm = ………mm
1m = ……..mm 20mm= ………cm
Câu 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Câu 3. Một hình tam giác có độ dài mỗi cạnh đều bằng 15mm. Hỏi chu vi hình tam giác đo bằng bao nhiêu mi-li-mét?
Câu 4. Viết mm, cm, m hoặc km vào chỗ chấm thích hợp:
a, Bề dày của hộp bút khoảng 25 ……….
b, Chiều dài phòng học khoảng 7……….
c, Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Vinh dài 319 ……..
d, Chiều dài chiếc thước kẻ là 30 ……….
Hướng dẫn giải bài tập tự luyện: Mi-li-mét
Câu 1:
1cm = 10mm 4cm = 40mm
1m = 1000mm 20mm = 2cm
Câu 2.
7cm
6cm
4cm
Câu 3.
Chu vi của hình tam giác là:
15 + 15 + 15 = 45 mm
Đáp án: 45 mm
Câu 4.
a, Bề dày của hộp bút khoảng 25 mm
b, Chiều dài phòng học khoảng 7m
c, Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Vinh dài 319km
d, Chiều dài chiếc thước kẻ là 30mm
Lời kết:
Sau bài viết ngày hôm nay, các em lại có thêm một đơn vị đo lường mới, giúp các em biết được kích thước của những vật nhỏ bé trong cuộc sống. Mi-li-mét là bài học mà các em cũng cần phải ghi nhớ và luyện tập hằng ngày. Bởi nó có liên quan mật thiết với cuộc sống hằng ngày đấy.
Xem thêm các bài viết có liên quan: