Nghiệm của đa thức 1 biến – Học giỏi toán cùng Wikihoctap

Rate this post

Những bài học trước thì các em đã được tìm hiểu cũng như luyện tập về đa thức một biến và cộng trừ đa thức một biến. Đến với bài học ngày hôm nay thì các em sẽ được tìm hiểu: Nghiệm của đa thức 1 biến. Cùng học với Wikihoctap bạn nhé.

Mục tiêu bài học Nghiệm của đa thức một biến

  • Nắm thật chắc lý thuyết của bài học ngày hôm nay. 
  • Vận dụng những phương pháp để tiến hành việc giải bài tập có liên quan.

Lý thuyết bài học Nghiệm của đa thức một biến

1. Nghiệm của đa thức một biến là gì?

Định nghĩa

Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là nghiệm của đa thức P(x).

Chú ý:

  • Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,… hoặc không có nghiệm.
  • Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó. Nói theo cách khác thì số nghiệm của đa thức bằng chính số bậc của nó. Chẳng hạn: đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm, đa thức bậc hai không quá hai nghiệm, đa thức bậc tám thì có tám nghiệm.
  • Tìm nghiệm của đa thức P(x), ta cho P(x) = 0 rồi giải tìm x, các giá trị của x tìm được là nghiệm của đa thức P(x).

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Tìm nghiệm của đa thức một biến sau:  P(x) = 2y + 6

Hướng dẫn giải:

Ta có: 2y + 6 = 0 ⇒ 2y = -6 ⇒ y = -3

Vậy nghiệm của đa thức P(x) là -3.

Ví dụ 2:  Cho các giá trị của x là 0; -1; 1; 2; -2. Giá trị nào của x là nghiệm của đa thức P(x) = x2 + x – 2

Hướng dẫn giải:

  • P(0) = 02 + 0 – 2 = -2 ≠ 0 ⇒ x = 0 không phải là nghiệm của P(x)
  • P(-1) = (-1)2 + 1.(-1) – 2 = -2 ≠ 0 ⇒ x = -1 không là nghiệm của P(x)
  • P(1) = 12 + 1.1 – 2 = 0 ⇒ x = 1 là nghiệm của P(x)
  • P(2) = 22 + 1.2 – 2 = 4 ≠ 0 ⇒ x = 2 không là nghiệm của P(x)
  • P(-2) = (-2)2 + 1.(-2) – 2 = 0 ⇒ x = -2 không là nghiệm của P(x)

Vậy nghiệm của P(x) là x = 1; x = -2

Để hiểu hơn về bài học ngày hôm nay, các em hãy theo dõi video bài giảng dưới đây nhé!

Hướng dẫn giải nghiệm của đa thức một biến SBT và SGK

Dưới đây là các bài tập về nghiệm của đa thức một biến (có đáp án) trong sgk và sbt. Các em hãy tự làm bài theo lý thuyết wikihoctap đã giảng ở trên và đối chiếu lại sau khi đã làm xong nhé! Việc làm bài tập trong chương trình học sẽ cung cấp cho các em một nền tảng vững chắc để các em tiếp thu những kiến thức cao hơn.

Trả lời câu hỏi Toán 7 tập 2 Bài 9 trang 48:

x = -2; x = 0 và x = 2 có phải là các nghiệm của đa thức x3 – 4x hay không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

  • Giá trị của đa thức x3 – 4x tại x = -2 là: (-2)3 – 4.( – 2) = – 8 + 8 = 0
  • Giá trị của đa thức x3 – 4x tại x = 0 là: 03 – 4.0 = 0 – 0 = 0
  • Giá trị của đa thức x3 – 4x tại x = 2 là: 23 – 4.2 = 8 – 8 = 0

Vậy x = -2; x = 0 và x = 2 là các nghiệm của đa thức x3 – 4x

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 9 trang 48:

Trong các số cho sau, với mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức?

a) P(x)=2x + 1/2 1/4 1/2 -1/4
b) Q(x) = x2 – 2x -3 3 1 -1

Hướng dẫn giải

a,\ P\left(\frac{1}{4}\right)=\ 2.\frac{1}{4}+\frac{1}{2}=\frac{1}{2}+\frac{1}{2}=1

P\left(\frac{1}{2}\right)=\ 2.\frac{1}{2}+\frac{1}{2}=\ 1+\ \frac{1}{2}\ =\ \frac{3}{2}

P\left(\frac{-1}{4}\right)=2.\frac{-1}{4}+\frac{1}{2}=\ \frac{-1}{2}+\frac{1}{2}=0

Vậy nghiệm của đa thức P(x) = 2x + \frac{1}{2} là x = \frac{- 1}{4}

b) Q(3) = 32– 2.3 – 3 = 9 – 6 – 3 = 0

Q(1) = 12 – 2.1 – 3 = 1 – 2 – 3 = – 4

Q(-1) = (-1)2 – 2.(-1) – 3 = 1 + 2 – 3 = 0

Vậy Nghiệm của đa thức Q(x) = x2 – 2x – 3 là x = 3 và x = -1

Bài 54 (trang 48 SGK Toán 7 tập 2):

Kiểm tra xem:

a) x = 1/10 có phải là nghiệm của đa thức P(x) = 5x + 1/2

b) Mỗi số x = 1; x = 3 có phải là một nghiệm của đa thức Q(x) = x2– 4x + 3 không.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

P\left(\frac{1}{10}\right)=5.\left(\frac{1}{10}\right)+\frac{1}{2}=\frac{1}{2}+\frac{1}{2}=1.

Vì\ P\left(\frac{1}{10}\right)\ne0\ nên\ x=\frac{1}{10}\ không\ là\ nghiệm\ của\ P\left(x\right)

b) Ta có:

Q(1) = 12– 4.1 + 3 = 1 – 4 + 3 = 0

=> Nghiệm của Q(x) là x = 1

Q(3) = 32 – 4.3 + 3 = 9 – 12 + 3 = 0

=> Nghiệm của Q(x) là  x = 3

Vậy x = 1 và x = 3 là nghiệm của Q(x).

Bài 55 (trang 48 SGK Toán 7 tập 2):

a) Tìm nghiệm của đa thức sau: P(y) = 3y + 6.

b) Chứng tỏ rằng đa thức sau không có nghiệm: Q(x) = y4 + 2

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: P(x) = 3y + 6 có nghiệm khi: ⇔ 3y + 6 = 0 ⇔ 3y = –6 ⇔ y = –2.

Vậy đa thức P(y) có nghiệm là y = –2.

b) Ta có: y4≥ 0 với mọi y.

Nên y4 + 2 > 0 với mọi y.

Tức là Q(y) ≠ 0 với mọi y.

Vậy Q(y) không có nghiệm ( điều phải chứng minh ).

Nghiệm của đa thức 1 biến
Nghiệm của đa thức 1 biến – Học giỏi toán cùng Wikihoctap

Ví dụ, thay y = -2 chẳng hạn thì y4 = (-2)4 = 16 là số dương.

Bài 56 (trang 48 SGK Toán 7 tập 2):

Nghiệm của đa thức 1 biến

Hướng dẫn giải:

– Bạn Hùng nói sai.

– Bạn Sơn nói đúng.

– Có rất nhiều đa thức một biến khác nhau có một nghiệm bằng 1.

Chẳng hạn:

A(x) = x – 1

B(x) = 1 – x

C(x) = 2x – 2

D(x) = -3x2 + 3

……..

(Miễn là tổng hệ số của biến x và hệ số tự do luôn bằng 0)

Bài tập tự luyện Nghiệm của đa thức một biến

Câu 1: Cho đa thức sau f(x) = x2 + 5x – 6. Các nghiệm của đa thức đã cho là:

A. 2 và 3

B. 1 và – 6

C. -3 và -6

D. -3 và 8

Câu 2: Đa thức g(x)= 2x(x3+8) có nghiệm là:

A. x=2; x=1

B. x=2; x=5

C. x=1; x=4

D. x=0; x=2

Câu 3: Đa thức có giá trị bằng 0 tại x=1 là:

A. g(x) = x2 + 1

B. f(x) = x2 + x

C. h(x) = x2 x

D. k(x) = 2x4 + 2

Câu 4: Số nghiệm của đa thức x3 + 27 là:

A. 1

B. 2

C. 0

D. 3

Câu 5: Số 3 và 3 không đồng thời là nghiệm của đa thức nào sau đây?

A. M(x) = x2 9

B. N(x) = (x3)2(x+3)

C. Q(x) = (x+3)2

D. C(x) = 3 |x|

Đáp án bài tập tự luyện bài Nghiệm của đa thức một biến

1.B   

2.D     

3.B   

4.A     

5.C

Kết luận

Bài học: Nghiệm của đa thức 1 biến đã kết thúc. Hy vọng những thông tin mà bài giảng cung cấp sẽ giúp các em trong việc học môn toán. Chúc các em có một buổi học thật vui vẻ và thú vị.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *