Nhân hai số nguyên cùng dấu – Học đại số cùng Wikihoctap
Nhân hai số nguyên cùng dấu là một trong những bài học cực kì quan trọng trong chương trình Toán 6. Đây là nền tảng để các em có thể thể phát triển nên những dạng bài khác. Để có thể đạt được kết quả tốt nhất cũng như tìm ra lơi lời giải cho những dạng bài toán sau. Các em nên chú ý những phần kiến thức có trong bài học hôm nay nhé!
Tổng hợp lý thuyết nhân hai số nguyên cùng dấu
Có thể các bạn đã được làm quen với tập số tự nhiên và hiện tại. Các bạn sẽ bắt đầu được mở rộng các tập số bằng việc học về số nguyên. Số nguyên là một tập hợp mở rộng của số tự nhiên. Hay nói cách khác, số tự nhiên là tập con của số nguyên.
Nhân hai số nguyên dương
Về lý thuyết nhân hai số nguyên dương, ta có thể hiểu một cách đơn giản. Đó là cách làm tương tự với nhân hai số tự nhiên.
Các dạng nhân hai số nguyên dương có thể dưới các dạng cơ bản nhất là:
- Nhân hai số nguyên dương có một chữ số
Ví dụ: 4×3, 5×6, 9×8,…
- Nhân hai số nguyên dương có hai chữ số
Ví dụ: 58×42, 55×99,…
- Nhân hai số nguyên dương có 3 chữ số
Ví dụ: 864×252, 467×934, 738×973,…
- Bên cạnh đó, có thể mở rộng ra các dạng tính tích khác như nhân số nguyên dương có 2 chữ số với số nguyên dương có ba chữ số, nhân số nguyên dương có 4 chữ số,… Các bạn sẽ được làm quen dần dần trong thời gian học và rèn luyện các phép tính.
Ví dụ: 3728×84748, 2774×8374,477×74,…
Nhân hai số nguyên âm
Để thực hiện nhân hai số nguyên âm, ta thực hiện theo từng bước:
Bước 1: Tìm giá trị tuyệt đối của từng thừa số trong tích
Bước 2: Tiến hành nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng với nhau.
Từ lý thuyết 2 bước trên, ta có công thức sau:
– a. (-b) = |-a| . |-b| = a. b
Hay nói một cách đơn giản, ta có thể hiểu rằng: Kết quả của phép nhân hai số nguyên âm là kết quả của phép nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Một số lưu ý về nhân hai số nguyên
- Quy tắc dấu của một tích
(+) . (+) = +
(-) . (-) = +
(-) . (+) = –
(+) . (-) = –
- Nếu ta có tích a . b = 0 thì có thể suy ra:
a = 0 hoặc b = 0
- Trong một tích, nếu đổi dấu một thừa số thì tích đó đổi dấu. Nếu thay đổi dấu của cả 2 thừa số trong tích thì tích đó không đổi dấu.
Bài tập luyện tập quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
Bài 1: Tính:
a) (+3).(+9) b) (−3).7
c) 13.(−5) d) (−150).(−4)
e) (+7).(−5).
Hướng dẫn giải bải tập
a) (+3).(+9)=3.9=27
b) (−3).7=−(3.7)=−21 ;
c) 13.(−5)=−(13.5)=−65;
d) (−150).(−4)=150.4=600;
e) (+7).(−5)=−(7.5)=−35.
Bài 2: Trả lời câu hỏi
Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên âm hay số nguyên dương nếu biết:
a) a.b là một số nguyên dương ?
b) a.b là một số nguyên âm ?
Hướng dẫn giải bài tập
a) Tích a.b là một số nguyên dương nên a và b cùng dấu.
Mà a là một số nguyên âm nên b cũng là số nguyên âm
b) Tích a.b là một số nguyên âm nên a và b trái dấu.
Mà a là một số nguyên âm nên b là số nguyên dương.
Bài 3: So sánh:
a) (-7) . (-5) với 0;
b) (-17) . 5 với (-5) . (-2);
c) (+19) . (+6) với (-17) . (-10).
Hướng dẫn giải bài tập
a) Cách 1: Tích (−7).(−5) là tích của hai số nguyên cùng dấu nên kết quả là số dương.
Do đó: (−7).(−5)>0
Cách 2: (−7).(−5)=35>0
b) Cách 1: (−17).5 là tích của hai số nguyên khác dấu nên kết quả là số âm (<0)
(−5).(−2) là tích của hai số nguyên cùng dấu nên kết quả là số dương (> 0)
Do đó: (−17).5<(−5).(−2)
Cách 2: (−17).5=−85; (−5).(−2)=10
Vì −85<10 nên (−17).5<(−5).(−2)
c) (+19).(+6)=114; (−17).(−10)=170
Vì 114<170 nên
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ lý thuyết tổng hợp về phép nhân 2 số nguyên cùng dấu. Chia sẻ của Wikihoctap đến từ nguồn kinh nghiệm cũng như sự tâm huyết của các thầy cô đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúc các em học thật giỏi và ngoan ngoãn nhé!