Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) toán lớp 3
Bài học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). Hôm nay các bạn nhỏ hãy sử dụng kiến thức của bài học trước để áp dụng vào bài nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) nhé. Các bạn nhỏ nhớ ôn lại bài cũ trước khi bước vào học kiến thức bài mới nha.
Mục tiêu trọng tâm
Mục tiêu cơ bản cần nắm được của bài học:
- Ôn lại và nắm vững các kiến thức của bài học cũ.
- Học được cách nhớ số khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng kiến thức học được vào các bài toán chữ.
- Biết cách đặt phép tính theo quy tắc học được.
Kiến thức cơ bản: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
Quy tắc
- Bước 1: Đặt tính thẳng hàng: hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị
- Bước 2: Nhân thừa số có một chữ số lần với chữ số thẳng hàng và chữ số còn lại
Lưu ý: Với các phép tính có nhớ, ta cộng thêm nhớ vào phía trước phép tính có nhớ
Ví dụ
- 4×3=12, viết 2 nhớ 1
- 4×2=8, viết 8 nhớ 1: 8+1=9
Vậy 23×4= 92
Video với hình vẽ sinh động giúp các bạn hiểu rõ kiến thức hơn nhé:
>> Tổng hợp video bài giảng toán lớp 3 hay nhất: Toán lớp 3
Giải bài tập sách giáo khoa Toán lớp 3
Giải bài tập sách giáo khoa Toán 3 trang 21:
Câu 1: Tính
Hướng dẫn:
Đặt tính theo quy tắc đã được hướng dẫn bên trên rồi viết đáp án tương ứng xuống bên dưới:
Câu 2: Một cuộn vải dài 35 m. Hỏi hai cuộn vải như thế dài bao nhiêu mét?
Hướng dẫn:
Tóm tắt:
1 cuộn: 35 m
2 cuộn: ? m
Muốn tính chiều dài tổng cộng 2 cuộn vải ta có 2 cách tính:
- Cộng chiều dài hai cuộn vải
- Vì chiều dài hai cuộn vải là tương đương nên ta có thể sử dụng phép nhân
Bài giảng
Độ dài của 2 cuộn vải là:
35 x 2 = 70 (m)
Đáp số: 70 m
Câu 3: Tìm x:
a) x : 6 = 12
b) x : 4 = 23
Hướng dẫn:
a) x : 6 = 12
x = 12 x 6
x = 72
b) x : 4 = 23
x = 23 x 4
x = 92
Bài tập tự luyện
Đề bài
Bài tập đa dạng giúp các bạn rèn luyện ngoài giờ học trên lớp để bổ sung kiến thức
Câu 1: Kết quả của phép tính sau:
A. 20
B. 64
C. 84
Câu 2: Kết quả của phép tính bên dưới là:
A. 131
B. 121
C. 572
Câu 3: Giải bài toán dựa theo tóm tắt sau:
Câu 4: Phép tính phù hợp cho hình bên dưới là:
A. 4×15
B. 2×30
C. 3×20
Câu 5: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống tạo thành một bất đẳng thức đúng:
A. dấu lớn
B. dấu nhỏ
C. bằng
Đáp án cho bài tập tự làm
Câu 1: C
Nhân từ phải sang trái. 4 nhân 6 bằng 24, viết 4 nhớ 2 chục. 1 chục nhân 6 bằng 6 chục, thêm 2 chục, bằng 8 chục, viết 8 chục.
Câu 2: A
Ta thực hiện theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau.
Ta có: 22×5 có 2×5=10 viết 0 nhớ 1, 2×5=10, nhớ 1 bằng 11
=> 22×5+21=110+21=131
Câu 3:
Theo sơ đồ ta thấy, số gạo trong thửa ruộng thứ 2 bằng ba lần số gạo trong thửa ruộng 1
Số gạo trong thửa ruộng thứ 2 là:
27×3=81 (kg)
Đáp số: 81kg gạo
Câu 4: C
Có 3 hộp, mỗi hộp có 20 spinner.
Câu 5: A
Vì 16×3=48 và 50>48 nên 50>16×3
Lời kết:
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành được bài học nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) rồi. Yêu cầu cao nhất của phần kiến thức này là bạn cần phải chú ý cộng nhớ vào vào phần bài làm, nếu không thì kết quả sẽ ra một số khác hoàn toàn. Hãy dựa vào các quy tắc mà Wikihoctap hướng dẫn trong bài để hoàn thành xuất sắc bài tập được giao nhé.
>> Xem thêm nhiều bài tập tự luyện cho học sinh tại: Toppy
Xem tiếp bài giảng về