Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, … Bài tập toán lớp 5
Trước khi học phép tính về Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000 ; … , cô đố các em tìm kết quả của phép tính sau:
Bài học: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, … sẽ giúp các em có thể tính toán nhanh hơn cũng như có sự thuận tiện hơn. Hôm nay, cô và trò của chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về bài này nhé. Ngồi học thật tập trung các em nhé.
I. Mục tiêu – Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000 ; …
- Phải nhận biết và áp dụng những quy tắc của phép nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,…
- Các em cần ôn tập kỹ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Phải rèn luyện kỹ năng viết những số đo đại lượng được viết dưới dạng là số thập phân.
II. Nội dung bài học – Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000 ; …
1. Qui tắc
- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000… ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số.
Ví dụ:
a, 223,46×10=2234,6
b, 26,56×100=2656
c, 1,2345×1000=1234,5
2. Chú ý
Nếu số chữ số ở phần thập phân của một số ít hơn số chữ số 0 của các số (10, 100,1000,… thì khi nhân hai số ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số đó rồi nhân như bình thường.
Ví dụ:
a, 892,2×100=89220
b, 123,4×1000=123400
Bài tập – Sách giáo khoa Toán 5( Trang – 57 ) – Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000 ; …
Câu 1: Tính nhẩm các phép tính sau :
a) 1,4 x 10 2,1 x 100 7,2 x 1000
b) 9,63 x 10 25,08 x 100 5,32 x 1000
c) 5,328 x 10 4,061 x 100 0,894 x 1000
Bài Làm:
Dựa vào qui tắc : Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000… ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số.
a) 1,4 x 10 = 14
2,1 x 100 = 210
7,2 x 1000 = 7200
b) 9,63 x 10 = 96,3
25,08 x 100 = 2508
5,32 x 1000 = 5320
c) 5,328 x 10 = 53,28
4,061 x 100 = 406,1
0,894 x 1000 = 894
Câu 2: Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét:
10,4dm; 12,6m; 0,856m; 5,75dm.
Bài Làm:
Ôn lại kiến thức về các đơn vị đo chiều dài và cách qui đổi chúng:
1m=10dm=100cm
Ta có:
10,4 dm = 10,4 x 10 = 104 cm
12,6m = 12,6 x 100 = 1260 cm
0,856m = 0,856 x 100 = 85,6 cm
5,75dm = 5,75 x 10 = 57,5 cm
Câu 3: Một can nhựa chứa 10l dầu hỏa. Biết một lít dầu hỏa cân nặng 0,8g, can rỗng cân nặng 1,3kg. Hỏi can dầu hỏa đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài Làm:
10 lít cân dầu hỏa nặng số kg là:
0,8 x 10 = 8 (kg)
Cả can dầu hỏa đó nặng số kg là:
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
Đáp số: 9,3kg
Bài tập & Lời giải (Trang 58 – sgk toán lớp 5)
Câu 1:
a) Tính nhẩm:
1,48 x 10 5,12 x 1000
2,571 x 1000 0,1 x1000
15,5 x 10 0,9 x 100
b) Số 8,05 phải nhân với số nào để được tích là 80,05; 805; 8050; 80500?
Bài Làm:
a) Tính nhẩm:
1,48 x 10 = 14,8 5,12 x 1000= 5120
2,571 x 1000 = 2571 0,1 x1000 = 100
15,5 x 10 = 155 0,9 x 100 = 90
b)
8,05 x 10 = 80,5
8,05 x 100 = 805
8,05 x 1000 = 8050
8,05 x 10000 = 80500
Câu 2:Đặt tính rồi tính:
a) 7,69 x 50; b) 12,6 x 800; c) 12,82 x 40; d) 82,14 x 600
Bài Làm:
Cách 1 là cách làm cơ bản, dựa vào lý thuyết bài nhân một số thập phân với một số tự nhiên và ngược lại. Cách 2 các em có thể dung trong tính nhanh, giúp các em tiết kiệm được thời gian hơn. Cacsem hãy lựa chọn cho mình cách làm thuận tiện, dễ nhớ nhất. không quên tham khảo cách còn lại để linh hoạt hơn khi làm bài nhé!
Câu 3: Một người đi xe đạp trong 3 giờ đầu, mỗi giờ người đó đi được 10,8 km, trong 4 giờ tiếp theo mỗi giờ chỉ đi được 9,52km. Vậy người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài Làm:
Trong 3 giờ đầu người đó đi được số km là:
3×10,8=32,4(km)
Trong bốn giờ sau người đó đi được số km là:
4×9,52=38,08(km)
Quãng đường người đó đi được là:
32,4 + 38,08 = 70,48 (km)
Vậy đáp số là: 70,48 km
Câu 4:Tìm số tự nhiên x, biết: 2,5×x<7
Bài Làm:
Cách 1: Ta có 7:2,5 = 2,8
Để 2,5×x< 7 thì x phải nhỏ hơn 2,8( x < 2,8)
Đề bài cho x là số tự nhiên và x < 2,8 vậy có thể là những số sau: 0,1,2
Cách 2: Thử
x=0 thì 2,5×0=0<7
x=1 thì 2,5×1=2,5<7
x=2 thì 2,5×2=5<7
x=3 thì 2,5×3=7,5>7(loại)
Vậy x là các số :0;1;2
Lời kết
Kết thúc bài giảng: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, …, cô mong các em sẽ nắm được những quy tắc thực hiện phép tính ở trên. Cũng như có sự vận dụng vào bài tập hay, vận dụng một cách linh hoạt những quy tắc và tính chất của phép nhân. Chúc các em học sinh học thật giỏi và ngoan ngoãn.
Bài giảng tham khảo thêm: