Nhân một số thập phân với một số thập phân – Bài tập toán lớp 5 có lời giải
Bài học hôm trước chúng ta đã được làm quen cũng như học các phép tính về số thập phân. Như là cộng, trừ, nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Hôm nay, bài giảng sẽ cung cấp đến các em về nhân một số thập phân với một số thập phân. Tham khảo bài học ngay nhé các bạn!
Mục tiêu bài học – Nhân một số thập phân với một số thập phân
- Nắm được những quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Các bạn cần nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
- Khi bài học đã kết thúc, các em có thể vận dụng kiến thức vào để làm bài tập.
Lý thuyết – Nhân một số thập phân với một số thập phân
Khi muốn nhân một số thập phân với một số thập phân, thì ta làm như sau:
Bước 1: Nhân như nhân các số tự nhiên.
Bước 2: Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có tổng là bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Ví dụ 2: 34,56×5,7 ( Số chữ số trong phần thập phân của cả hai thừa số là 3, vậy sau khi làm phép nhân như hai số tự nhiên, các em hãy viết dấu ” , ” ở tích lùi vào 3 chữ số từ phải sang trái.
2.1 Quy tắc – Phép nhân hai số thập phân
- Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001… ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Ví dụ:
Tính nhẩm:
544,6×0,01=5,446
1234,56×0,001=1,23456
2.2. Chú ý
- Nếu số chữ số ở phần nguyên của số thập phân ít hơn số chữ số 0 của các số 0,1; 0,01; 0,001… thì khi nhân hai số ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên trái phần nguyên của số đó rồi nhân như bình thường.
Ví dụ :
75,2×0,001=0,0752
2,8×0,01=0,028
Sau khi học bài – Nhân một số thập phân với một số thập phân, các bạn hãy tự ghi nhớ trong đầu những qui tắc và tính chất của phép nhân hai số thập phân để cùng vận dụng vào bài tập sau đây nhé!
Bài tập – sách giáo khoa Toán 5 ( Trang 58-59 )
Bài1: Đặt tính rồi tính:
a) 25,8 x 1,5 b) 16,25 x 6,7
c) 0,24 x 4,7 d) 7,826 x 4,5
Hướng dẫn : Áp dụng qui tắc nhân hai số thập phân ( chú ý cách đặt dấu phẩy )
- Bước 1: Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Bước 2: Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có tổng là bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Đáp án :
a) 25,8 x 1,5 = 38,70 = 38,7 b) 16,25 x 6,7= 108,875
c) 0,24 x 4,7 = 1,128 d) 7,826 x 4,5 = 35,217
Bài 2: Cho bảng sau:
a) Hãy tính và so sánh giá trị của hai phép tính a x b và b x a:
b) Viết ngay kết quả tính:
- 4,34 x 3,6 = 15,624, 3,6 x 4,34 =
- 9,04 x 16 = 144,64, 16x 9,04 =
Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi :
a x b = b x a
a) a x b = b x a = 9,912
và a x b = b x a = 8,235
b)
- 4,34 x 3,6 = 15,624; 3,6 x 4,34 = 15,624
- 9,04 x 16 = 144,64; 16x 9,04 = 144,64
Bài 3: Một vườn cây hình chữ nhật có chiều dài là 15,62m và chiều rộng là 8,4m. Hãy tính chu vi và diện tích của vườn cây đã cho
Lời giải:
Chu vi của vườn cây hình chữ nhật là:
(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m)
Diện tích của vườn cây hình chữ nhật là:
15,62 x 8,4 = 131,208 ( m2)
Vậy đáp số là: Chu vi: 48,04 m; Diện tích: 131,208m2
Câu hỏi luyện tập thêm:
Câu 1: Tính nhanh
- 9,9 x 4,25=...×9,9
- 10,3 x 9,5 = 9,5 x …
- 1,2x 0,001 = 0,001 x ….
Câu 2:Điền số thích hợp vào chỗ trống:
- 8,25×4,7 =...
- 9,12×3,2 =
- 96,3×0,01 =
- 0,01×5,2=
Câu 3: Tìm x biết
a, x:3,7=5,4
Câu 4: Tính:
- 23,5+18,2×1,75=…
- 23,1×1,6+15,9=…
Câu 5: Một cửa hàng có 32,8 tạ gạo, ngày thứ nhất cửa hàng bán được ¾ số gạo, ngày thứ hai cửa hàng bán được ¾ số gạo còn lại. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo chưa bán?
Câu 6: Một người xe đạp mỗi giờ đi được 12,5km. Hỏi trong 2,5 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 72,5m, chiều rộng kém chiều dài 25,7m. Người ta trồng dâu tây trên mảnh vườn đó, trung bình cứ 9m2 thì thu được 3,5kg dâu tây.
Vậy trên mảnh vườn đó người ta thu được tất cả … tấn dâu tây?
Câu 8: Tìm một số thập phân biết rằng khi chia số đó cho 3,25 rồi cộng với 24,56 thì được kết quả một số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số.
Đáp án
Câu 1: áp dụng tính chất giao hoán a x b = b x a
Câu 2:
- 38,775
- 29,184
- 0,963
- 0,052
Câu 3: x= 5,4×3,7 = 19,98
Câu 4:
- 55,35
- 52,86
Câu 5 : đáp số: 205
Câu 6: đáp số: 31,25
Câu 7: đáp số : 1,3195
Câu 8: Gọi số cần tìm là x, số tự nhiên có hai chữ số lớn nhất 99
x:3,25+24,56=99 vậy x=241,93
Lời kết
Kết thúc bài học thì các em đã thu về cho mình những kiến thức gì rồi. Cùng điểm lại những quy tắc cũng như tính chất trong bài giảng – Nhân một số thập phân với một số thập phân nhé. Chúc các trò học thật tốt nhất!
Bài giảng tham khảo thêm: