Lớp 6

Phép cộng và phép nhân – Bài tập chi tiết Toán lớp 6

5/5 - (3 bình chọn)

Trước khi đến với bài học thì cô có một thử thách nhỏ, các em hãy cho cô biết 12 nhân với 12 sẽ cho ra kết quả là bao nhiêu? Bài học: Phép cộng và phép nhân sẽ giải đáp được câu hỏi này. Cùng tìm kiếm câu trả lời cùng cô nhé.

Mục tiêu bài học Phép cộng và phép nhân

Mục tiêu của bài học hôm nay bao gồm:

  • Những ví dụ về các phép tính và xác định chính xác số hạng và tổng. 
  • Những bài toán có liên quan đến phép cộng và phép nhân. 
  • Áp dụng được kiến thức đã học vào để tính nhanh những bài toán khó hơn nhưng lại rất dễ dàng.

Kiến thức bài học Phép cộng và phép nhân

I. Phép cộng

  1. Định nghĩa Phép cộng là phép tính hai số hợp lại thành một số, gọi là tổng.
  2. Các tính chất của phép cộng
  • Tính giao hoán: a + b = b + a.
  • Tính kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).
  • Tính kết hợp giữa phép cộng và phép nhân: a(b + c) = ab + ac.
  • Phần tử đơn vị: a + 0 = a.
  • Phần tử nghịch đảo: một số cộng với số đối của nó sẽ cho kết quả bằng 0.
  1. Cách thực hiện phép cộng
  • Đặt hai số cần tính cạnh nhau và thực hiện cộng từ phải sang trái, theo thứ tự từng chữ số.
  • Nếu kết quả của một cột lớn hơn hoặc bằng 10, ta viết phần dư (tức số hàng đơn vị) vào cột hiện tại và nhớ phần nguyên (tức số hàng chục) để cộng vào cột kế tiếp.

Ví dụ về thực hiện phép tính phép cộng và phép nhân:

Phép cộng và phép nhân
Phép cộng và phép nhân

II. Phép nhân

  1. Định nghĩa Phép nhân là phép tính hai số tích lại thành một số, gọi là tích.
  2. Các tính chất của phép nhân

Phép cộng và phép nhân

  • Tính giao hoán: ab = ba.
  • Tính kết hợp: (ab)c = a(bc).
  • Phần tử đơn vị: a x 1 = a.
  • Phần tử không đổi: a x 0 = 0.
  • Phép nhân có thể phân phối đối với phép cộng: a(b + c) = ab + ac.
  1. Cách thực hiện phép nhân
  • Đặt hai số cần tính lên nhau và thực hiện phép nhân từ phải sang trái, theo thứ tự từng chữ số.
  • Tương tự như phép cộng, nếu kết quả của một cột lớn hơn hoặc bằng 10, ta viết phần dư (tức số hàng đơn vị) vào cột hiện tại và nhớ phần nguyên (tức số hàng chục) để nhân vào cột kế tiếp.

Ta có thể phát biểu bằng lời các tính chất trên như sau:

Tính chất giao hoán:

  • Khi đổi các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
  • Khi đổi các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Tính chất kết hợp:

  •  Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, người ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai với số thứ ba.
  • Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, người ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai với số thứ ba.

Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng:

  • Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.

Ví dụ: Tính

a) 47+17+53       b) 4.27.25       c) 87.25+87.75

Giải:

a) 37+17+63=(37+63)+17=100+17=117

b) 4.37.25=(4.25).37=100.37=3700

c) 56.25+56.75=56.(25+75)=56.100=5600

Nếu học qua phần lý thuyết rồi mà vẫn còn nhiều khó khăn, các em hãy cùng cô mở video để xem bài giảng của cô giáo Yên Bình xinh đẹp dưới đây nhé!

Giải bài tập SGK Phép cộng và phép nhân

Các em chú ý làm chắc các bài tập trong sách giáo khoa nhé! Đây là phần bài tập rất sát với lý thuyết được học để vận dụng giải bài tập nâng cao hơn.

Bài 26

Cho các số liệu về quãng đường bộ

Hà Nội – Vĩnh Yên : 54 km

Vĩnh Yên – Việt Trì : 19km

Việt Trì – Yên Bái : 82 km

Tính quãng đường một ôtô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì ?

Hướng dẫn giải

Quãng đường từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì:

54+19+82=155(km)

Đáp số: 155km

Bài 27:

Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh :

a)

b)

c)

d)

Hướng dẫn giải

a)86+357+14

=(86+14)+357

=100+357

=457.

b)72+69+128

=(72+128)+69

=200+69

=269.

c)25.5.4.27.2

=25.5.2.4.27

=25.5.8.27

=25.40.27

=1000.27

=27000.

d)28.64+28.36

=28.(64+36)

=28.100

=2800.

Bài 28:

Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ chia mặt đồng hồ thành 2 phần, mỗi phần có 6 số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét gì ?

Phép cộng và phép nhân

Hướng dẫn giải:

Tổng các số phần trên:

Tổng các số phần dưới:

 Tổng các số ở mỗi phần đều bằng 39.

Bài 29.

Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau :

Phép cộng và phép nhân

Hướng dẫn giải:

Phép cộng và phép nhân

Số tiền vở loại 1 là 35.2000 = 70 000 (đồng)

Điển vào chỗ trống dòng thứ nhất 70 000

Số tiền vở loại 2 là 42.1500 = 63 000 (đồng)

Điền vào chỗ trống dòng thứ hai 63 000

Số tiền vở loại 3 là 38.1200 = 45 000 (đồng)

Điền vào chỗ trống dòng thứ ba 45 600

Tổng số tiền cần trả là: 70 000 + 63 000 + 45 600 = 178 600 (đồng)

Điền vào chỗ trống dòng thứ tư là 178 600.

Bài 30.

Tìm số tự nhiên x, biết:

a) (x – 34).15 = 0;         b) 18.(x – 16) = 18

Hướng dẫn giải:

a) Một tích bằng 0 chỉ khi có ít nhất một thừa số bằng 0.

(x – 34).15 = 0

x – 34 = 0 (vì 15 > 0)

x = 34.

b)

18.(x – 16) = 18

x – 16 = 18 : 18

x – 16 = 1

x = 1 + 16

x = 17.

Bài tập tự luyện Phép cộng và phép nhân

Phần bài tập tự luyện này cô biên soạn dành riêng cho các bạn, cùng nhau đi tìm lời giải thôi nào!

Bài tập 1: Kết quả phép tính 476.25+25.523+25.11 là:

A. 24975

B.

C. 24950

D.

Bài tập 2: Bác Bình mua 52 quyển vở và 25 quyển sách. Giá tiền mỗi quyển vở là 3500 đồng và giá tiền mỗi quyển sách là 8000 đồng. Tổng số tiền bác phải trả cho người bán hàng là:

A. 202000

B. 302000

C. 382000

D. 402000

Bài tập 3: Giá trị của tổng 198+195+192+...+102+99+1 là:

A. 5049

B. 5055

C. 5050

D. 5500

Bài tập 4: Giá trị biểu thức A=1+4+7+...+1000 là:

A. 167167

B. 166833

C. 334334

D. 333666

Hướng dẫn giải bài tập

Bài tập 1: D

Bài tập 2: C

Bài tập 3: C

Bài tập 4: A

Lời kết:

Vậy là đã kết thúc bài học Phép cộng và phép nhân rồi. Liệu các em còn điều gì thắc mắc không nhỉ? Các em hãy cố gắng luyện tập nhiều bài để nâng cao kiến thức của mình nhé. Chào tạm biệt các em!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button