Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000- Bài giảng toán lớp 2
Nếu như bài học hôm trước chúng ta đã được làm quen với phép cộng trong phạm vi 1000 thì hôm nay, chúng ta sẽ học tiếp phép trừ. Vậy phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 có gì đặc biệt và thú vị. Các em hãy cùng cô tìm hiểu ngay và luôn nhé.
Mục tiêu bài học
Sau khi kết thúc bài học hy vọng rằng các em sẽ nắm được những vấn đề sau:
- Biết cách thực hiện phép trừ trong phạm vi 1000.
- Thành thạo phương pháp đặt tính rồi tính.
- Làm được những bài toán có lời văn.
Lý thuyết cần nhớ:
Cách đặt tính và tính theo cột dọc của phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
Các dạng toán: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
Dưới đây là một vài dạng toán thường gặp:
Dạng 1: Đặt tính và tính
– Đặt tính với các hàng tương ứng đặt thẳng cột với nhau: Hàng trăm của số này thẳng hàng trăm của số kia, tương tự như vậy với hàng chục và hàng đơn vị.
– Thực hiện phép trừ từ phải sang trái.
Ví dụ: Đặt tính và tính 789 – 123
Hướng dẫn:
Dạng 2: Tính nhẩm phép cộng với số tròn trăm
Thực hiện nhẩm phép trừ các số tròn trăm bằng cách trừ các chữ số hàng trăm và giữ nguyên hàng chục, hàng đơn vị.
Ví dụ: Nhẩm 500 – 200
Hướng dẫn:
500 – 200 = 5 trăm – 2 trăm = 3 trăm
Dạng 3: Toán đố liên quan bài học phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
– Đọc và phân tích đề: Bài toán cho giá trị của các đại lượng hoặc bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn”
– Tìm cách giải: Muốn so sánh giá trị của các số thì ta thường sử dụng phép tính trừ để tìm lời giải.
– Trình bày lời giải
– Kiểm tra lại kết quả và lời giải của bài toán.
Ví dụ: Con gấu nặng 287 kg, con báo nhẹ hơn con gấu 167 kg. Hỏi con báo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Hướng dẫn:
1) Đề bài cho thông tin về cân nặng của gấu 287 kg và số cân nặng mà báo nhẹ hơn 167 kg, yêu cầu tìm số cân nặng của báo.
2) Muốn tìm số cân nặng của báo thì cần lấy số cân nặng của gấu trừ đi 167kg.
3) Trình bày bài:
Cân nặng của báo là:
287 – 167 = 120 kg
Đáp số: 120kg.
4) Kiểm tra lại lời giải và kết quả của bài toán.
Nếu chúng ta quá bận bịu không có thời gian dạy cho các bé chi tiết về toán học vậy bạn hãy cùng Toppy xem cô giáo Quế Trân hướng dẫn chúng ta thế nào qua video dưới đây nhé!
>>>Xem thêm: Cộng, trừ các số tròn chục – Lời giải Toán 1 SGK [Cánh Diều]
Hướng dẫn giải bài tập SGK: phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
Bài 1: Tính? (Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)
Hướng dẫn giải
Bài 2: Đặt tính rồi tính: (Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)
548 – 312; 732 – 201; 592 – 222; 395 – 23
Hướng dẫn giải
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu): (Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK)
a) 500 – 200 = 300 700 – 300 = 900 – 300 =
600 – 100 = 600 – 400 = 800 – 500 =
b) 1000 – 200 = 800 1000 – 400 = 1000 – 500 =
Hướng dẫn giải
a) 500 – 200 = 300 700 – 300 = 400 900 – 300 = 600
600 – 100 = 500 600 – 400 = 200 800 – 500 = 300
b) 1000 – 200 = 800 1000 – 400 = 600 1000 – 500 = 500
Bài 4: Đàn vịt có 183 con, đàn gà ít hơn đàn vịt 121 con. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con? (Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK)
Hướng dẫn giải
Đàn gà có tất cả là:
183 – 121 = 62 (con)
Đáp số: 62 con.
Bài tập tự luyện: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
Bài 1. Tính:
Bài 2. Tính nhẩm (theo mẫu):
Bài 3: Khối lớp 1 có 287 học sinh, khối lớp 2 có ít hơn khối lớp 1 là 35 học sinh. Hỏi khối lớp 2 có bao nhiêu học sinh?
Bài 4: Ở một đài quan sát thiên văn, ngày thứ nhất có 259 học sinh đến tham quan, ngày thứ hai số học sinh tham quan ít hơn ngày thứ nhất 45 học sinh. Hỏi ngày thứ hai có bao nhiêu học sinh đến tham quan?
Hướng dẫn giải bài tập tự luyện
Bài 1:
Bài 2.
Bài 3:
Bài tập & lời giải Toán 2
Khối lớp 2 có số học sinh là:
287 – 35 = 252.
Đáp số: 252 học sinh
Bài 4:
Ngày thứ hai có số học sinh đến tham quan là:
259 – 45 = 214 ( học sinh)
Đáp số: 214 học sinh
Lời kết:
Như vậy, buổi học của chúng ta đã kết thúc mất rồi. Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 là một trong những kiến thức nền tảng. Các em không được phép quên và luôn phải luyện tập để củng cố chắc chắn kiến thức.
Xem thêm các bài viết có liên quan: