Phép trừ và phép chia – Hướng dẫn bài tập Toán lớp 6
Chào mừng các em học sinh đã đến với kênh học toán của Wikihoctap. Tại buổi học hôm trước thì các em đã được học bài: Phép cộng và phép nhân. Và bài học hôm nay thì chúng ta sẽ tìm hiểu về bài: Phép trừ và phép chia. Cùng vào bài ngay sau đây nhé.
Mục tiêu bài học Phép trừ và phép chia
Các em cần đạt được những mục tiêu sau đây:
- Những ví dụ về các phép trừ và biết số nào là phép trừ, số bị trừ và hiệu.
- Những ví dụ về phép chia và biết được số nào là số bị chia, số chia và thương.
Kiến thức bài học Phép trừ và phép chia
Lý thuyết của bài học hôm nay khá dễ hiểu, các bạn chú ý ghi chép lại bài học nhé!
1. Phép trừ 2 số tự nhiên
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b+x=a thì ta có phép trừ a−b=x.
Người ta dùng dấu “-” để chỉ phép trừ.
Điều kiện để phép trừ thực hiện được là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ
Ví dụ:
Phép trừ trên tia số: 6 – 4 = 2
2. Phép chia hết và phép chia có dư
a. Phép chia hết
Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b≠0, nếu có số tự nhiên x sao cho
b×x=a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a:b=x.
Người ta dùng dấu “:” để chỉ phép chia
Ví dụ:
b. Phép chia có dư
Cho hai số tự nhiên a và b trong đó b≠0 , ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho:
Trong đó 0 ≤ r < b
Nếu r = 0 , ta có phép chia hết.
Nếu r ≠ 0 , ta có phép chia có dư.
Ví dụ:
Lưu ý
– Số dư r bao giờ cũng nhỏ hơn số chia b.
– Số chia b bao giờ cũng khác 0.
Nếu các em đã xem hết phần lý thuyết rồi mà vẫn còn băn khoăn cách làm bài tập, các em hãy cùng cô mở video để xem bài giảng của cô giáo Phạm GiangYên Bình xinh đẹp đến từ trung tâm Toppy dưới đây nhé!
Giải bài tập SGK Phép trừ và phép chia
Các em chú ý làm chắc các bài tập trong sách giáo khoa nhé! Đây là phần bài tập rất sát với lý thuyết được học để vận dụng giải bài tập nâng cao hơn.
Bài 41
Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 1 theo thứ tự như trên. Cho biết các quãng đường trên quốc lộ ấy:
Hà Nội – Huế : 658km,
Hà Nội – Nha Trang : 1278km,
Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh : 1710km.
Tính các quãng đường : Huế – Nha Trang, Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn giải:
Quãng đường :
- Huế – Nha Trang : 1278 – 658 = 620 (km)
- Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh : 1710 – 1278 = 432 (km)
Bài 42
Các số liệu về kênh đào Xuy-ê (Ai Cập) nối Địa Trung Hải và Hồng Hải được cho trong bảng 1 và bảng 2.
a) Trong bảng 1, các số liệu ở năm 1955 tăng thêm (hay giảm bớt) bao nhiêu so với năm 1869 (năm khánh thành kênh đào) ?
b) Nhờ đi qua kênh đào Xuy-ê, mỗi hành trình trong bảng 2 giảm bớt được bao nhiêu kilômét ?
Hướng dẫn giải:
Bài 43.
Tính khối lượng quả bí ở hình 18 khi cân thăng bằng
Gọi x (g) là khối lượng quả bí.
Khi cân thăng bằng thì tổng khối lượng trên hai đĩa cân bằng nhau, ta có:
x + 100 = 1000 + 500 = 1500 ( vì 1kg = 1000kg )
Suy ra x = 1400g
Vậy khối lượng quả bí là 1400g
Bài 44.
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) x : 13 = 41
b) 1428 : x =14
c) 4x : 17 = 0
d) 7x – 8 = 713
e) 8(x – 3) = 0
g) 0 : = 0
Hướng dẫn giải:
a) x : 13 = 41
x = 41.13 = 533
b) 1428 : x = 14
x = 1428 : 14 = 102
c) 4x : 17 = 0
4x = 0.17 = 0
d) 7x – 8 =713
7.x = 713 + 8 = 721
x = 721 : 7 = 103
e) 8(x -3) = 0
vì có 8 ≠ 0 nên
x – 3 = 0
x = 3
g) 0 : x = 0 ( với x ≠ 0)
0x = 0
có vô số giá trị của x ∈ N thỏa mãn đẳng thức 0x = 0
vậy x ∈ N.
Bài 45.
Điền vào ô trống sao cho a = b.q + r với 0 < r < b
Hướng dẫn giải:
Bài 46.
Hướng dẫn giải:
a) Trong phép chia a cho b, số dư r phải thỏa mãn điều kiện 0 ≤ r < b.
b)
Bài tập tự luyện Phép trừ và phép chia
Phần bài tập tự luyện này cô biên soạn dành riêng cho các bạn, cùng nhau đi tìm lời giải thôi nào!
Bài tập 1: Hiệu của 2574 và 457 là:
A. 2117
B. 2170
C.
D. 2013
Bài tập 2: Cho quãng đường từ: Hà Nội qua Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh: 1800 Km Và quãng đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng : 800 Km. Tìm quãng đường từ Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh.
A. 1000 Km
B. 800 Km
C. 900 Km
D. 700 Km
Bài tập 3: Thương q và số dư r trong phép chia a=713 cho b=51 là
A. q=14,r=0
B. q=13;r=50
C. q=50;r=13
D. q=14;r=1
Bài tập 4: Hai số tự nhiên có hiệu là 147 . Nếu tăng số bị trừ lên 3 lần, giữ nguyên số trừ thì hiệu của chúng là 543 . Số bị trừ của phép trừ đó là:
A. 51
B. 345
C.
D. 594
Bài tập 5: Cho một phép chia có số chia bằng 43 , biết nếu giảm số bị chia đi 35 đơn vị, giữ nguyên số chia thì ta được phép chia hết có thương là 11 . Số bị chia là :
A. 438
B. 618
C. 428
D. 508
Đáp án bài tập tự luyện Phép trừ và phép chia
Bài tập 1: Chọn A
Bài tập 2: Chọn A
Bài tập 3: Chọn B
Bài tập 4: Chọn C
Bài tập 5: Chọn D
Lời kết:
Vậy là đã kết thúc bài học: Phép trừ và phép chia. Nếu như các em muốn nâng cao kiến thức của mình thì hãy cố gắng rèn luyện thật nhiều bài tập nhé. Chúc các em học sinh học tập chăm chỉ và đạt được thật nhiều kết quả cao.
Xem thêm: