Hướng dẫn viết phương trình đường tròn hình học 10
Ở bài học trước, các em đã được hướng dẫn cách viết phương trình đường thẳng. Tiếp nối bài học đó, bài giảng hôm nay của wikihoctap sẽ hướng dẫn các em cách lập phương trình đường tròn. Cùng bắt đầu bài học và tìm hiểu về loại phương trình này nhé!
Nội dung kiến thức Phương trình đường tròn
Phương trình đường tròn có tâm và bán kính cho trước
Trong mặt phẳng Oxy , đường tròn (C) tâm I(a,b) bán kính R có phương trình:
(x−a)^2+(y−b)^2=R^2
Chú ý. Phương trình đường tròn có tâm là gốc tọa độ O và bán kính R là x2+y2=R2
Ví dụ 1: Viết phương trình đường tròn nhận AB làm đường kính với A(1;1),B(7;5)
Giải
Gọi I là trung điểm của đoạn AB suy ra I(4;3),AI=(4−1)2+(3−1)2−−−−−−−−−−−−−−−√=13−−√
Đường tròn cần tìm có đường kính là AB suy ra nó nhận I(4; 3) làm tâm và bán kính R=AI=13−−√ nên có phương trình là (x−4)2+(y−3)2=13 .
Nhận xét
Phương trình đường tròn (x−a)2+(y−b)2=R2 có thể viết dưới dạng
x2+y2−2ax−2by+c=0
trong đó c=a2+b2−R2
● Phương trình x2+y2−2ax−2by+c=0 là phương trình của đường tròn (C) khi a2+b2−c>0. Khi đó, đường tròn (C) có tâm I(a,b) bán kính
R=√a2+b2−c
Ví dụ
Trong các phương trình sau, phương trình nào biểu diễn đường tròn? Tìm tâm và bán kính nếu có.
a. x^2+y^2+2x−4y+9=0 (1)
b. x^2+y^2−6x+4y+13=0 (2)
c. 2x^2+2y^2−6x−4y−1=0 (3)
d. 2x^2+y^2+2x−3y+9=0 (4)
Lời giải
a) Phương trình (1) có dang x^2+y^2−2ax−2by+c=0 với a=−1;b=2;c=9
Ta có a^2+b^2−c=1+4−9<0
Vây phương trình (1) không phải là phương trình đường tròn.
b) Ta có: a^2+b^2−c=9+4−13=0
Suy ra phương trình (2) không phải là phương trình đường tròn.
c) Ta có: (3)⇔x^2+y^2−3x−2y−12=0⇔(x−3/2)^2+(y−1)^2=15?4
Vây phương trình (3) là phương trình đường tròn tâm I(3/2;1) bán kính R=15√2
d) Phương trình (4) không phải là phương trình đường tròn vì hê số của x^2 và y^2 khác nhau.
Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
Cho đường tròn (C) có tâm I(a;b) và bán kính R.
Đường thẳng Δ là tiếp tuyến với (C) tại điểm M0(x0;y0).
Ta có:
M0(x0;y0) thuộc Δ .
IM0−→−=(x0−a;y0−b) là vectơ pháp tuyến của Δ
Do đó Δ có phương trình là
(x0−a)(x−x0)+(y0−b)(y−y0)=0
Ví dụ 3 : Viết phương trình tiếp tuyến tai điểm M(3;4) thuộc đường tròn
(C):(x−1)2+(y−2)2=8 .
Giải
(C) có tâm I(1;2), vây phương trình tiến tuyến với (C) tai điểm M(3;4) là:
(3−1)(x−3)+(4−2)(y−4)=0⇔2x+2y−14=0⇔x+y−7=0
Giải bài tập sách giáo khoa Phương trình đường tròn
Bài 1 (trang 83 SGK Hình học 10):
Tìm tâm và bán kính của các đường tròn sau:
a, x2 + y2– 2x – 2y – 2 = 0
b, 16x2 + 16y2 + 16x – 8y -11 = 0
c, x2 + y2 – 4x + 6y – 3 = 0
Lời giải
Cách 1 : Xác định các hệ số a, b, c.
a) x2 + y2 – 2x – 2y – 2 = 0 có hệ số a = 1 ; b = 1 ; c = –2
⇒ tâm I (1; 1) và bán kính
b) 16x2 + 16y2 + 16x – 8y –11 = 0
⇒ Đường tròn có tâm , bán kính
c) x2 + y2 – 4x + 6y – 3 = 0
⇔ x2 + y2 – 2.2x – 2.(-3).y – 3 = 0
có hệ số a = 2, b = -3,c = -3
⇒ Đường tròn có tâm I(2 ; –3), bán kính
Bài 2 (trang 83 SGK Hình học 10):
Lập phương trình đường tròn (C) trong các trường hợp sau:
a, (C) có tâm I(-2; 3) và đi qua M(2; -3);
b, (C) có tâm I(-1; 2) và tiếp xúc với đường thẳng x – 2y +7 =0
c, (C) có đường kính AB với A = (1; 1) và B = (7; 5).
Lời giải
a) (C) có tâm I và đi qua M nên bán kính R = IM
Ta có:
Vậy đường tròn (C) : (x + 2)2 + (y – 3)2 = 52.
b) (C) tiếp xúc với (Δ) : x – 2y + 7 = 0
⇒ d(I; Δ) = R
Mà
Vậy đường tròn (C) :
c) (C) có đường kính AB nên (C) có :
+ tâm I là trung điểm của AB
Vậy đường tròn (C) : (x – 4)2 + (y – 3)2 = 13.
Bài 3 (trang 84 SGK Hình học 10):
Lập phương trình đường tròn đi qua ba điểm:
a, A(1; 2), B(5; 2), C(1; -3)
b, M(-2; 4), N(5; 5), P(6; -2)
Lời giải
Gọi phương trình đường tròn (C) là: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0.
a) Do A(1; 2) ∈ (C) ⇔ 12 + 22 – 2.a.1 – 2.b.2 + c = 0
⇔ 5 – 2a – 4b + c = 0 ⇔ 2a + 4b – c = 5 (1)
Do B(5; 2) ∈ (C) ⇔ 52 + 22 – 2.a.5 – 2.b.2+ c = 0
⇔ 29 – 10a – 4b + c = 0 ⇔ 10a + 4b – c = 29 (2)
Do C(1; –3) ∈ (C) ⇔ 12 + (–3)2 – 2.a.1 – 2.b.(–3) + c = 0
⇔ 10 – 2a + 6b + c = 0 ⇔ 2a – 6b – c = 10 (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình :
Giải hệ phương trình trên ta được nghiệm a = 3, b = –1/2, c = –1.
Vậy đường tròn đi qua ba điểm A, B, C là : x2 + y2 – 6x + y – 1 = 0.
b) M(–2 ; 4) ∈ (C) ⇔ (–2)2 + 42 – 2.a.(–2) – 2.b.4 + c = 0 ⇔ 4a – 8b + c = –20 (1)
N(5; 5) ∈ (C) ⇔ 52 + 52 – 2.a.5 – 2.b.5 + c = 0 ⇔ 10a + 10b – c = 50 (2)
P(6; –2) ∈ (C) ⇔ 62 + (–2)2 – 2.a.6 – 2.b.(–2) + c = 0 ⇔ 12a – 4b – c = 40 (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình:
Giải hệ phương trình trên ta được nghiệm a = 2, b = 1, c = –20.
Vậy đường tròn đi qua ba điểm M, N, P là : x2 + y2 – 4x – 2y – 20 = 0.
Bài 4 (trang 84 SGK Hình học 10):
Lập phương trình đường tròn tiếp xúc với hai trục tọa độ Ox, Oy và qua điểm M(2; 1).
Lời giải
Gọi đường tròn cần tìm là (C) có tâm I(a ; b) và bán kính bằng R.
(C) tiếp xúc với Ox ⇒ R = d(I ; Ox) = |b|
(C) tiếp xúc với Oy ⇒ R = d(I ; Oy) = |a|
⇒ |a| = |b|
⇒ a = b hoặc a = –b.
+ TH1: Xét a = b thì I(a; a), R = |a|
Ta có: M ∈ (C) ⇒ IM = R ⇒ IM2 = R2
⇒ (2 – a)2 + (1 – a)2 = a2
⇔ 4- 4a + a2 + 1 – 2a + a2 = a2
⇔ 2a2 – 6a + 5- a2 =0
⇔ a2 – 6a + 5 = 0
⇔ a = 1 hoặc a = 5.
* a = 1 ⇒ I(1; 1) và R = 1.
Ta có phương trình đường tròn (C): (x – 1)2 + (y – 1)2 = 1.
* a = 5 ⇒ I(5; 5), R = 5.
Ta có phương trình đường tròn (C) : (x – 5)2 + (y – 5)2 = 25.
+ TH2: Xét a = –b thì I(a; –a), R = |a|
Ta có: M ∈ (C) ⇒ IM = R ⇒ IM2 = R2
⇒ (2 – a)2 + (1 + a)2 = a2
⇔ 4 – 4a + a2 + 1+ 2a + a2 – a2 = 0
⇔ a2 – 2a + 5 = 0 (Phương trình vô nghiệm)
Vậy có hai đường tròn thỏa mãn là: (C): (x – 1)2 + (y – 1)2 = 1 hoặc (C) : (x – 5)2 + (y – 5)2 = 25.
Bài 5 (trang 84 SGK Hình học 10):
Lập phương trình của đường tròn tiếp xúc với các trục tọa độ và có tâm nằm trên đường thẳng 4x – 2y – 8 = 0
Lời giải
Bài 6 (trang 84 SGK Hình học 10):
Cho đường tròn C có phương trình: x2 + y2 – 4x + 8y – 5 = 0
a, Tìm tọa độ tâm và bán kính của (C)
b, Viết phương trình tiếp tuyến với (C) đi qua điểm A(-1; 0)
c, Viết phương trình tiếp tuyến với (C) vuông góc với đường thẳng: 3x – 4y + 5 = 0.
Lời giải
a) x2 + y2 – 4x + 8y – 5 = 0
⇔ (x2 – 4x + 4) + (y2 + 8y + 16) = 25
⇔ (x – 2)2 + (y + 4)2 = 25.
Vậy (C) có tâm I(2 ; –4), bán kính R = 5.
b) Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường tròn ta thấy:
(–1 – 2)2 + (0 + 4)2 = 32 + 42 = 52= R2
⇒ A thuộc đường tròn (C)
⇒ tiếp tuyến (d’) cần tìm tiếp xúc với (C) tại A
⇒ (d’) là đường thẳng đi qua A và vuông góc với IA
⇒ (d’) nhận là một vtpt và đi qua A(–1; 0)
⇒ phương trình (d’): 3(x + 1) – 4(y – 0)= 0 hay 3x – 4y + 3 = 0.
2 phần vừa rồi các em đã làm đúng chưa, cùng làm tiếp phần c nhé!
c) Gọi tiếp tuyến vuông góc với (d) : 3x – 4y + 5 = 0 cần tìm là (Δ).
(d) có là một vtpt; 1 VTCP là ud→(4; 3)
(Δ) ⊥ (d) ⇒ (Δ) nhận là một vtpt
⇒ (Δ): 4x + 3y + c = 0.
(C) tiếp xúc với (Δ) ⇒ d(I; Δ) = R
Vậy (Δ) : 4x + 3y + 29 = 0 hoặc 4x + 3y – 21 = 0.
Bài tập tự luyện Phương trình đường tròn
Phần câu hỏi
Câu 1: Đường tròn tâm I(a,b) và bán kính R có dạng:
Câu 2: Điểu kiện để x2+y2−2ax−2by+c2=0 là một đường tròn là
Câu 3: Cho điểm M(x0;y0) thuộc đường tròn (C) tâm I(a,b) . Phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm M là
Câu 4: Một đường tròn có tâm là điểm O(0,0) và tiếp xúc với đường thẳng Δ:x+y−4√2=0 . Hỏi bán kính đường tròn đó bằng bao nhiêu ?
Câu 5: Tìm tọa độ tâm đường tròn đi qua 3 điểm A(0;4),B(2;4),C(4;0) .
Phần đáp án
Lời kết