Số 1 trong phép nhân và phép chia- Phép tính trong Toán lớp 2
Mục tiêu bài học
Bài học số 1 trong phép nhân và phép chia hôm nay yêu cầu các em cần nắm vững những điều sau:
- Tính chất của số 1 trong phép nhân.
- Tính chất của số 1 trong phép chia.
- Vận dụng các phép nhân chia với số 1 trong những bài toán cụ thể.
Lý thuyết cần nắm bài “Số 1 trong phép nhân và phép chia”
Phép nhân có thừa số là 1
- Số 1 trong phép nhân và phép chia
- Kết luận: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- Trong phép nhân khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
- Hướng dẫn nêu các phép nhân tương ứng có tích không thay đổi
Cách 1: Đổi chỗ các thừa số trong phép nhân
Cách 2: Chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau sao cho ra cùng kết quả
- Vậy các phép tính trên có điểm gì giống nhau nhỉ?
Các phép tính này đều có thừa số thứ nhất là 1 và thừa số thứ hai với tích bằng nhau.
Kết luận:
- Số nào đem đi nhân với một cũng bằng chính số đó.
- Trong phép nhân có 1 thừa số là 1 thì tích sẽ bằng thừa số kia.
>> Xem thêm:
- Thực hiện phép trừ 33-5 | Bài giảng và lời giải toán lớp 2
- Thực hiện phép trừ dạng 53-15 Giải Toán lớp 2 “Cánh Diều”
Phép chia cho 1
- 1 sẽ là số chia
- Với số chia là 1, hãy lập các phép chia tương ứng:
- Các phép chia này có điểm gì giống nhau?
Các phép tính chia này đều có số chia là 1
Kết luận: Số nào đem chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
Video bài giảng giúp các bạn học sinh dễ hiểu hơn
Các dạng toán
Dạng 1: Tính
Thực hiện phép tính nhân với 1 hoặc phép chia cho 1.
Dạng 2: Tìm yếu tố còn thiếu
– Muốn tìm thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
– Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.
Dạng 3: So sánh
– Thực hiện phép tính.
– So sánh giá trị vừa tính.
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa bài “Số 1 trong phép nhân và phép chia”
Sau đây, chúng ta hãy cùng đến với các bài tập sách giáo khoa bài “Số 1 trong phép nhân và phép chia” nhé.
Bài 1: Tính nhẩm:
1 x 2 = | 1 x 3 = | 1 x 5 = | |
2 x 1 = | 3 x 1 = | 5 x 1 = | 1 x 1 = |
2 : 1 = | 3 : 1 = | 5 : 1 = | 1 : 1 = |
Bài 2: Số ?
.. .x 2 = 2 | 5 x …= 5 | ….: 1 = 3 |
… x 1 = 2 | 5 : …= 5 | ….x 1 = 4 |
Bài 3: Tính:
a) 4 x 2 x 1 = | b) 4 : 2 x 1 = | c) 4 x 6 : 1 = |
Lời giải chi tiết bài tập sách giáo khoa
Bài 1:
1 x 2 = 2 | 1 x 3 = 3 | 1 x 5 = 5 | |
2 x 1 = 2 | 3 x 1 = 3 | 5 x 1 = 5 | 1 x 1 = 1 |
2 : 1 = 2 | 3 : 1 = 3 | 5 : 1 = 5 | 1 : 1 = 1 |
Bài 2:
1 x 2 = 2 | 5 x 1 = 5 | 3 : 1 = 3 |
2 x 1 = 2 | 5 : 1 = 5 | 4 x 1 = 4 |
Bài 3:
a) 4 x 2 x 1 = 8 x 1 = 8
b) 4 : 2 x 1 = 2 x 1 = 2
c) 4 x 6 : 1 = 24 : 1 = 24
>>> Xem thêm: Số 0 trong phép nhân và phép chia – Toán lớp 2 – Bài tập và lời giải
Bài tập tự luyện
Dưới đây là các bài tập liên quan đến bài “Số 1 trong phép nhân và phép chia”. Các bé hãy luyện tập để nắm vững kiến thức hơn nhé.
Bài 1. Tính nhẩm :
1 x 2 = … | 1 x 3 = … |
2 x 1 = … | 3 x 1 = … |
2 : 1 = … | 3 : 1 = …. |
1 x 4 = … | 1 x 5 = … |
4 x 1 = … | 5 x 1 = … |
4 : 1 = …. | 5 : 1 = …. |
1 x 1 = …. | 1 : 1 = … |
Phương pháp giải:
Khi nhân hoặc chia một số với 1 thì giá trị số đó không thay đổi.
Lời giải chi tiết:
1 x 2 = 2 | 1 x 3 = 3 |
2 x 1 = 2 | 3 x 1 = 3 |
2 : 1 = 2 | 3 : 1 = 3 |
1 x 4 = 4 | 1 x 5 = 5 |
4 x 1 = 4 | 5 x 1 = 5 |
4 : 1 = 4 | 5 : 1 = 5 |
1 x 1 = 1 | 1 : 1 = 1 |
Bài 2. Số ?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : Khi nhân hoặc chia 1 số cho 1 thì số đó vẫn giữ nguyên giá trị.
Điền số thích hợp vào ô trống
Lời giải chi tiết:
Bài 3. Tính
2 x 3 x 1 = …. | 2 x 1 x 3 = …. |
4 x 5 : 1 = … | 4 : 1 x 5 = …. |
8 : 4 x 1 = …. | 8 x 4 : 1 = … |
12 : 3 : 1 = … | 12 : 1 : 3 = …. |
Phương pháp giải:
Thực hiện từng phép tính nhỏ theo thứ tự từ trái qua phải
Lời giải chi tiết:
2 x 3 x 1 = 6 x 1 = 6 | 2 x 1 x 3 = 2 x 3 = 6 |
4 x 5 : 1 = 20 : 1 = 20 | 4 : 1 x 5 = 4 x 5 = 20 |
8 : 4 x 1 = 2 x 1 = 2 | 8 x 4 : 1 = 32 : 1 = 32 |
12 : 3 : 1 = 4 : 1 = 4 | 12 : 1 : 3 = 12 : 3 = 4 |
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng thử sức với một bài toán đố nhé!
Bài 4. Điền dấu hoặc thích hợp vào ô trống.
Phương pháp giải:
So sánh số ban đầu với kết quả :
– Nếu kết quả gấp số ban đầu nhiều lần thì cần dùng phép tính nhân.
– Nếu kết quả so với số ban đầu giảm đi một số lần thì dùng phép tính chia.
Lời giải chi tiết:
Ta có :
Chú ý :
Có thể điền dấu theo cách 2 như sau:
Lời kết
Số 1 trong phép nhân và phép chia thật thần kỳ đúng không các em? Nhờ có sự xuất hiện của số 1, phép tính của các em đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều đúng không nào. Nhưng dù dễ thế nào thì tất cả vẫn phải làm đầy đủ bài luyện tập ở nhà đấy nhé.
Xem tiếp bài giảng về