Tại bài học trước thì chúng ta đã được học về góc. Và hôm nay, bài học mà các em cần tìm hiểu đó là: Số đo góc. Qua bài học này thì chắc chắn các em sẽ tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới nữa. Cùng vào học những kiến thức bổ ích này nhé.
Mục tiêu bài học
- Học sinh cần nhắc lại những kiến thức cơ bản về góc đã được học.
- Nếu ra những tính chất của góc.
- Hoàn thiện tất cả những bài tập từ cơ bản đến nâng cao của bài học.
Kiến thức cơ bản của bài học : Số đo góc
Sau đây là toán bộ nội dung lý thuyết của bài học hôm nay
- Thước đo góc.
- Đơn vị đo góc cơ bản là độ, kí hiệu ∘.
- Mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc không vượt quá 180∘.
- Số đo của góc bẹt là 180∘.
- Các đơn vị đo góc nhỏ hơn độ là phút, kí hiệu là ′ và giây, kí hiệu là “,
1∘=60′; 1′=60“
- So sánh hai góc bằng cách so sánh các số đo của chúng.
- Góc A và góc B bằng nhau nếu số đo hai góc của chúng bằng nhau, kí hiệu Aˆ=Bˆ:v
- Góc A có số đo lớn hơn số đo góc B thì góc A lớn hơn góc B, kí hiệu Aˆ > Bˆ :
Góc vuông là góc có số đo bằng 90∘. Số đo của góc vuông còn được kí hiệu là 1v:
Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0∘ và nhỏ hơn 90∘:
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90∘ và nhỏ hơn 180∘
Hướng dẫn giải bài tập SGK Toán lớp 6 bài : Số đo góc
Để học tốt ta cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành .Vì thế , chúng ta hãy cùng làm một số bài tập dưới đây
Bài 11 trang 79 SGK Toán 6 tập 2
Nhìn hình 18. Đọc số đo của các góc xOy, xOz, xOt.
Lời giải:
Bài 12 trang 79 SGK Toán 6 tập 2
Đo các góc BAC, ABC, ACB ở hình 19. So sánh các góc ấy.
Lời giải:
Đo các góc ta được:
Suy ra
Bài 13 trang 79 SGK Toán 6 tập 2
Đo các góc ILK, IKL, LIK ở hình 20.
Lời giải:
Đo các góc ta được:
Bài 14 trang 79 SGK Toán 6 tập 2
Xem hình 21. Ước lượng bằng mắt xem góc nào vuông, nhọn tù, bẹt.
Dùng góc vuông của eke để kiểm tra lại kết quả. Dùng thước đo góc tìm số đo mỗi góc.
Lời giải:
Ước lượng bằng mắt:
+ Góc vuông: góc 1, góc 5
+ Góc nhọn: góc 3, góc 6
+ Góc tù: góc 4
+ Góc bẹt: góc 2
Kiểm tra lại bằng ê ke và thước đo góc:
Góc 1 và góc 5 có số đo góc bằng 900.
Góc 2 có số đo góc bằng 1800.
Góc 3 có số đo góc bằng 700.
Góc 4 có số đo góc bằng 1350.
Góc 6 có số đo góc bằng 600.
Bài 15 trang 79 SGK Toán 6 tập 2
Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm hai kim tạo thành một góc. Tìm số đo của góc lúc 2 giờ, 3 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 10 giờ.
Lời giải:
Ta có số đo tương ứng chia như trên hình vẽ.
Dựa vào hình vẽ ta có thể thấy ngay góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ
+ Lúc 2 giờ là 60º.
+ Lúc 3 giờ là 90º
+ Lúc 5 giờ là 150º
+ Lúc 6 giờ là 180º
+ Lúc 10 giờ là 60º
Bài 16 trang 80 SGK Toán 6 tập 2
Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, trong trường hợp cần thiết, ta cũng coi góc xOy là một góc và gọi là “góc không”. Số đo của góc không là 0o. Tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ vào lúc 12 giờ.
Lời giải:
Vào lúc 12 giờ thì kim phút và kim giờ trùng nhau nên góc do chúng tạo thành bằng 0o.
Bài 17 trang 80 SGK Toán 6 tập 2
Đố: Một học sinh đề nghị làm một “thước đo góc hình chữ nhật” như hình 22 các đoạn thẳng trên các cạnh BC, CD, DA có độ dài bằng nhau.
Hãy đo để kiểm tra xem thước đó đúng hay sai.
Hướng dẫn:
Sử dụng thước đo góc để kiểm tra các số đo góc có trên “thước đo góc hình chữ nhật”.
Một số mẹo nhỏ giúp các bạn học tập tốt hơn:
- Hãy xem trước bài ở nhà trước khi đến lớp sẽ giúp bạn tiếp thu nhanh kiến thức và nhớ rất lâu
- Không chỉ học lý thuyết không mà ta cần kết hợp với cả bài tập từ các cấp dễ đến khó
- Có thể vẽ sơ đồ tư duy hay một cuốn sổ về các công thức để dễ tra cứu khi cần
- Chọn môi trường học tập phù hợp với bản thân mình : học nhóm , học một mình , học ở nhà hay ngoài trời
Lời kết :
Bài học: Số đo góc chắc hẳn đã giúp các em trang bị thêm nhiều kiến thức hay về góc. Bài giảng được biên soạn rất tỉ mỉ và có sự phù hợp với hầu hết các em, vì thế sẽ giúp các em học bài được hiệu quả hơn. Chúc các em luôn chăm ngoan!
Xem thêm :