Khái niệm căn bậc 2 – Lời giải bài tập cụ thể toán lớp 7
Bài giảng: Khái niệm căn bậc 2 đã được biên soạn bám sát rất cẩn thận theo chương trình của Bộ giáo dục. Với hình thức giảng dạy khá trực quan này mong rằng sẽ giúp các em học thật tốt môn toán lớp 7.
Mục tiêu bài học
Ở buổi học hôm nay thì Wikihoctap sẽ mang đến cho các em những kiến thức mới như sau:
- Khái niệm và nhận biết được số vô tỉ cùng với những ví dụ áp dụng.
- Khái niệm chi tiết về căn bậc hai và những ví dụ.
- Những bài tập vận dụng có liên quan đến số vô tỉ và căn bậc hai.
Kiến thức lý thuyết
Số vô tỉ
Khái niệm về căn bậc hai
Người ta chứng minh được rằng: Số dương a có đúng hai căn bậc hai, một số dương kí hiệu là √a và một số âm kí hiệu là −√a . Số 0 chỉ có một căn bậc hai là số 0, cũng viết √0 =0.
Ví dụ
Ví dụ 1: Tìm các căn bậc hai của 16.
Giải:
Số dương 16 có hai căn bậc hai là: √16 =4 và −√16 =−4
Chú ý : không được viết 16 =±4
Ví dụ 2: Viết các căn bậc hai của 3; 10; 25.
Giải:
Các căn bậc hai của các số 3; 10; 25 lần lượt là:
√3 và −√3; √10 và −√10 ; 5 và –5 .
Cùng xem video bài giảng của cô giáo để học bài hiệu quả hơn nhé!
Lời giải bài tập SGK Toán 7 Khái niệm căn bậc 2
Câu 82 : Trang 41 sgk toán 7 tập 1
Theo mẫu: Vì 22 = 4 nên √4 = 2, hãy hoàn thành bài tập sau:
a) 52 = …. nên √….. = 5;
b) Vì 7… = 49 nên … = 7;
c) Vì 1… = 1 nên √1 = …;
d) Vì (23)2… nên … = …
Hướng dẫn: Dựa vào tính chất căn bậc hai của một số ta điền được số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Vì 52 = 25 nên √25 = 5
b) Vì 72= 49 nên √49 = 7
c) Vì 12 = 1 nên √1 = 1
d) Vì (23)2=49 = nên √49 =23
Câu 83 : Trang 41 sgk toán 7 tập 1
Ta có √25 =5; −√25 =−5
Theo mẫu trên, hãy tính:
a)√36;
b) −√16;
c) √925;
d) √3^2;
e) √(-3)^2
Dựa vào mẫu và bình phương của một số ta tính được các căn bậc hai của các số sau:
a) √36 =6;
b) −√16 =−4;
c) √925 =35;
d) 3;
e) 3.
Câu 84 : Trang 41 sgk toán 7 tập 1
Nếu √x =2 thì x^2 bằng:
A) 2;
B) 4;
C) 8;
D) 16.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Đáp án D. 16.
Ta có:√x=2⇒x=22=4
=> x2=42=16.
Câu 85 : Trang 42 sgk toán 7 tập 1
Điền số thích hợp vào ô trống
Ta có kết quả dưới bảng sau:
Câu 86 : Trang 42 sgk toán 7 tập 1
Sử dụng máy tính bỏ túi.
Nút dấu căn bậc hai:
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
√3783025; √1125.45 ;0,3+1,20,7−−−−−√;6,4√1,2.
Dựa vào cách bấm máy tính như trên ta được kết quả như sau:
3783025−−−−−−−√=1945
1125.45−−−−−−√=225
0,3+1,20,7−−−−−√≈1,463850
6,41,2−−−√≈=2,108185
Bài tập tự luyện Khái niệm căn bậc 2
Sau khi học xong lý thuyết và giải bài tập SGK, các bài tập tự luyện sẽ giúp em củng cố và mở rộng kiến thức
Phần câu hỏi
Câu 1: −√256 bằng:
A. −16
B. 16
C. ±16
Câu 2: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. −√123=13
B. −√121=−11
C. −√144=−14
D. √226=16
Câu 3: Nếu √x=1 thì x^2 bằng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Số nhỏ nhất trong các số 146;−58; √0,9 ;−√45 ;−√3 là:
A. −√3
B. √0,9
C. −√45
D. −58
Câu 5: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. −√64=−8
B. √49=7
C. −√100=−10
D. −√99=−9
Câu 6: Số x âm thoả mãn x/100=25/ x là :
A. −25
B. −1250
C. −75
D. −50
Câu 7: Số nào sau đây gần số √899 nhất?
A. 30
B. 31
C. 32
D. 33
Câu 8: Nếu 2√x=8 thì x^2 bằng :
A. 32
B. 16
C. 256
D. 1024
Câu 9: Nếu √x=3 thì x^2 bằng:
A. 81
B. 9
C. 6
D. 27
Câu 10: Kết quả của phép tính √0,81 . √0,16 là:
A. 0,36
B. 0,25
C. 1,3
D. 0,5
Phần đáp án
1.A 2.B 3.A 4.D 5.D 6.D 7.A 8.C 9.A 10.A
Các em đã làm đúng hết các câu hỏi của Wikihoctap chưa nhỉ? Nếu chưa đúng hãy đọc lại phần lý thuyết và làm lại nhé!
Lời kết
Khái niệm căn bậc 2 là khái niệm hoàn toàn mới mà các em được tiếp cận. Để có thể học tốt được bài học thì các em hãy ghi nhớ lý thuyết cơ bản và làm thành thạo những bài tập sách giáo khoa. Học là chặng đường dài, vì thế hãy cố gắng lên các em!
>> Xem thêm các bài học bổ ích khác tại Wikihoctap: