Lớp 6

Tam giác – Toán lớp 6 có bài tập đầy đủ nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh phần đại số thì hình học được xem là một phần cực kì quan trọng trong chương trình Toán lớp 6. Ở tiểu học thì chắc hẳn các em đã được làm quen với hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác. Và khi lên đến chương trình lớp 6 thì các em sẽ được học nâng cao hơn về hình: Tam giác. Vào bài cùng cô nhé!

Kiến thức về Tam giác Toán 6

Định nghĩa tam giác

Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB;BC;CA khi ba điểm A;B;C không thẳng hàng.

Tam giác
Tam giác – Toán lớp 6 có bài tập đầy đủ nhất

Nhận xét: Một tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.

Ví dụ: Tam giác ABC có ba cạnh: AB;BC;CA, ba đỉnh: A;B;C và ba góc: Aˆ;Bˆ;Cˆ.

Chú ý: Một điểm nằm bên trong tam giác nếu nó nằm trong cả 3 góc của tam giác. Một điểm không nằm trong tam giác và không nằm trên cạnh nào của tam giác gọi là điểm nằm bên ngoài tam giác (điểm ngoài của tam giác).

Vẽ tam giác

Ví dụ: Vẽ một tam giác ABC biết AB = 6cm, AC = 3cm; BC = 5cm.

Cách thực hiện:

Tam giác
Tam giác – Toán lớp 6 có bài tập đầy đủ nhất
  • Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm;
  • Vẽ cung tròn tâm A bán kính bằng 3cm;
  • Vẽ cung tròn tâm B bán kính bằng 5cm;
  • Lấy một giao điểm của hai cung tròn gọi là điểm C;
  • Vẽ đoạn thẳng AC; BC, ta có tam giác ABC cần dựng.

Cùng xem video bài giảng dưới đây để xem thêm nhiều ví dụ dễ hiểu nhé!

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Tam giác Toán 6 Cánh diều

Bài 43:

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Hình tạo thành bởi ……. được gọi là tam giác MNP.

b) Tam giác TUV là hình………….. .

Hướng dẫn:

a) Hình tạo thành bởi ba đoạn thẳng MN, NP, PM khi ba điểm M, N, P không thẳng hàng được gọi là tam giác MNP.

b) Tam giác TUV là hình gồm ba đoạn thẳng TU, UV, VT khi ba điểm T, U, V không thẳng hàng.

Bài 44 

Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau:

Tam giác

Tên tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh
ΔABI A, B, I
ΔAIC \widehat{IAC}\widehat{ACI},\widehat{CIA}
ΔABC AB, BC, CA

 

Lời giải:

Tên tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh
ΔABI A, B, I \widehat{BAI}\widehat{ABI}\widehat{AIB} AB, BI, IA
ΔAIC A, I, C \widehat{IAC}\widehat{ACI},\widehat{CIA} AI, IC, CA
ΔABC A, B, C \widehat{BAC}\widehat{ABC}\widehat{ACB} AB, BC, CA

Bài 45 

Xem hình 55 rồi trả lời các câu hỏi sau:

Tam giác

a) Đoạn thằng AI là cạnh chung của những tam giác nào?

b) Đoạn thẳng AC là cạnh chung của những tam giác nào?

c) Đoạn thằng AB là cạnh chung của những tam giác nào?

d) Hai tam giác nào có hai góc kề bù nhau?

Lời giải:

a) Đoạn thẳng AI là cạnh chung của hai tam giác AIB và AIC.

b) Đoạn thằng AC là cạnh chung của hai tam giác ABC và ACI.

c) Đoạn thằng AB là cạnh chung của hai tam giác ABC và ABI.

d) Hai tam giác ABI và AIC có góc AIB và góc AIC là hai góc kề bù.

Bài 46

Vẽ hình theo các cách diễn đạt bằng lời sau:

a) Vẽ tam giác ABC, lấy điểm M nằm trong tam giác, tiếp đó vẽ các tia AM, BM, CM.

b) Vẽ tam giác IKM, lấy điểm A nằm trên cạnh KM, điểm B nằm trên cạnh IM. Vẽ giao điểm N của hai đoạn thẳng IA, KB.

Hướng dẫn:

Hình vẽ như sau:

Tam giác

a) Vẽ tam giác ABC, lấy điểm MM nằm trong tam giác, sau đó vẽ các tia AM, BM, CM.

b) Vẽ tam giác IKM, lấy điểm A nằm trên cạnh KM, điểm B nằm trên cạnh IM. Vẽ giao điểm N của hai đoạn thẳng IA, KB.

Bài 47

Vẽ đoạn thằng IR dài 3cm. Vẽ một điểm T sao cho TI = 2,5cm, TR = 2cm. Vẽ ΔTIR.

Hướng dẫn:

Tam giác

Cách vẽ tam giác TIR:

– Vẽ đoạn thẳng IR có độ dài 3cm.

– Vẽ cung tròn (I; 2,5cm) và cung tròn (R; 2cm), hai cung tròn này cắt nhau tại T.

– Vẽ các đoạn thẳng TI và TR, ta được tam giác TIR.

Bài tập tự luyện Tam giác Toán 6

Phần câu hỏi

Câu 1: Cho hình vẽ, số tam giác có trong hình là:

Tam giác

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 2: Trong hình vẽ dưới đây có DMAC,BNAC. Tam giác có một góc vừa kề, vừa bù với AMDˆlà:

Tam giác

A. ANB

B. DMC

C. CNB

D. ADC

Câu 3: Trong hình vẽ dưới đây có DMAC,BNAC. Số tam giác có một góc vừa kề, vừa phụ với DAMˆlà:

Tam giác

A. 3

B. 2

C. 1

D. 0

Câu 4: Cho 4 điểm A,B,C,D trong đó 3 điểm A,B,C thẳng hàng và điểm D không nằm trên đường thẳng AB. Số tam giác được tạo thành từ 4 điểm trên là:

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 5: Cho tam giác ΔABC,M là trung điểm cạnh BC,N là 1 điểm thuộc cạnh BC sao cho BN=13BC.
Chọn khẳng định đúng:

A. ΔABM và ΔAMC có 2 cạnh chung là AM,BC

B. ΔABN và ΔAMN có 1 cạnh chung là AN

C. ΔANC và ΔAMC có 2 cạnh chung là AC,NC

Phần đáp án

1.C        2.B          3.B        4.A         5.B

Lời kết

Bài giảng: Tam giác đã kết thúc tại đây. Tại nhà các em hãy cố gắng làm thật nhiều bài tập cơ bản đến nâng cao để củng cố kiến thức nhé. Hẹn gặp lại các con ở những bài giảng tiếp theo.

>> Xem thêm:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button