Lớp 6

Tập hợp các số tự nhiên – Hướng dẫn chi tiết bài tập lớp 6

5/5 - (5 bình chọn)

Ở bài học hôm trước thì các em đã hiểu hết về tập hợp rồi đúng không nào? Với bài học hôm nay thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Tập hợp các số tự nhiên. Tại bài học này thì các em sẽ được học về các con tập hợp N bao gồm N={0;1;2;3;4;5…}. Cùng vào bài các con nhé.

Mục tiêu bài học Tập hợp các số tự nhiên

Với phần đầu tiên của buổi học hôm nay là phần mục tiêu của bài học. Các con cùng cố gắng đạt được những mục tiêu sau đây: 

  • Bé phải nhận biết được về tập hợp, nắm được phần định nghĩa tập hợp các số tự nhiên.
  • Áp dụng một vài phương pháp liệt kê để viết các tập hợp đã cho.

Lý thuyết trọng tâm Tập hợp các số tự nhiên

Bài học hôm nay có một số kiến thức quan trọng cần ghi nhớ như sau:

1. Tập hợp N và tập hợp N*

tập hợp các số tự nhiên
Tập hợp các số tự nhiên

2. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

tập hợp các số tự nhiên
Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

– Cho 3 số tự nhiên khác nhau 789.

a) Trong 2 số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a<b hoặc b>a.

– Trong hai điểm trên tia số, điểm bên trái biểu diễn số nhỏ hơn

tập hợp các số tự nhiên

Ví dụ: 7<9 và 9>7, số 7 nằm bên trái số 9 trên trục số.

Lưu ý: 

  • a ≤b nghĩa là a<b hoặc a=b.
  • a ≥b nghĩa là a>b hoặc a=b.

b) Nếu a<b và b<c thì a<c.

Ví dụ: 7<8 và 8<9 thì 7<9.

c) Hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất.

Ví dụ: 9 nhiều hơn 8 một đơn vị, 9 là số liền sau của 8.

7 ít hơn 8 một đơn vị, 7 là số liền trước của 8.

d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.

e) Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử.

Cô giáo Phạm Giang Yên Bình đến từ trung tâm Toppy đã hướng dẫn bài học vô cùng cụ thể qua video dưới đây rồi, các bạn có thể xem bài giảng để nắm chắc phương pháp làm các dạng bài tập tốt hơn nhé!

Hướng dẫn giải bài tập SGK Tập hợp các số tự nhiên

Bài 6 SGK Toán 6 trang 7

a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số

17;                           99;                   a (với a ∈ N).

b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số

35;         1000;       b (với b ∈ N*).

Hướng dẫn giải

tập hợp các số tự nhiên

Bài 7 SGK Toán 6 trang 8

tập hợp các số tự nhiên

Hướng dẫn giải

tập hợp các số tự nhiên

Bài 8 SGK Toán 6 trang 8

Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.

Hướng dẫn giải

Tập hợp A gồm các số: T viết tập hợp A theo 2 cách như sau:

Cách 1: Theo phương pháp liệt kê:

Cách 2: Phương pháp viết tập hợp A theo tính chất đặc trưng của các phần tử:

Ta có thể biểu diễn trên tia số như sau:

Bài 9 SGK Toán 6 trang 8

Điền vào chỗ trống để hai số ở mỗi dòng là hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần

….,8

a,…..

Hướng dẫn giải

Trong một dãy số tự nhiên liên tiếp tăng dần, số liền trước nhỏ hơn số liền sau 1 đơn vị.

Số liền trước của 8 là Số cần điền là số 7.

Số liền sau của a là: 

Bài 10 SGK Toán 6 trang 8

Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:
..

Hướng dẫn giải

Ta chú ý điền vào chỗ trống để được ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần (nghĩa là số đứng trước phải lớn hơn số đứng sau, hai số liền nhau cách nhau 1 đơn vị)

Dãy 1:

Số đứng trước: 4600 là

Số đứng sau: 4600 là

Vậy  chỗ chấm có ba số liên tiếp giảm dần là:

Dãy 2: 

Ba số liên tiếp giảm dần là:  .

Bài tự luyện Tập hợp các số tự nhiên

Bài tập 1: Tập hợp G gồm các số tự nhiên lớn hơn 15 nhưng không vượt quá 20 là:

A. G = {16;17;18;19;20}

B. G = {16;17;18;19}

C. G = {15;16;17;18;19;20}

D. G = {15;16;17;18;19}

Bài tập 2: Cho S là tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số, trong đó hai chữ số tận cùng là 77. Viết A dưới dạng liệt kê các phần tử:

A. S ={077;177;277;...;977}

B. S ={117;227;....;997}

C. S ={177;277;377;...;977}

D. S ={167;177;277;....;997}

Bài tập 3: Tập hợp C gồm các số tự nhiên lớn hơn 17 nhưng không lớn hơn 19. Số phần tử của tập hợp C là:

A. 2 phần tử

B. 3 phần tử

C. 4 phần tử

D. 5 phần tử

Bài tập 4: Viết tập hợp A={xN|x2,x3,x<24} bằng cách liệt kê các phần tử:

A. A={6;12;18;24}

B. A={1;6;12;18}

C. A={0;6;12;18;24}

D. A={0;6;12;18}

Đáp án

Bài tập 1: A

Bài tập 2: C

Bài tập 3: A

Bài tập 4: D

Lời kết:

Tập hợp các số tự nhiên là một trong những bài học rất quan trọng. Chúng tạo nền tảng để các con có thể học tập được tốt hơn ở những lớp tiếp theo. Chúc các con học tập thật tốt và đạt được thành tích thật cao.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button