Thể tích hình hộp chữ nhật – giải bài tập dễ hiểu nhất
Tại bài học hôm trước, các bạn đã được học về đơn vị đo thể tích. Và hôm nay, chúng ta có một thử thách. Nhà mẹ bạn Lan có một hồ cá và mẹ Lan muốn đổ đầy nước vào cái hồ đấy. Bây giờ chúng ta cùng nhau hoàn thành được thử thách mà mẹ bạn đưa ra thông qua bài học: Thể tích hình hộp chữ nhật nhé.
Mục tiêu bài học
Các bạn cần quyết tâm hoàn thành thật tốt những mục tiêu sau đây:
- Các bạn phải nhận biết và học được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhất.
- Giải những bài tập có liên quan đến bài học.
Kiến thức cần nắm bài học Thể tích của hình hộp chữ nhật
Sau đây là những lý thuyết trọng tâm nhất được Wikihoctap biên soạn, giúp các bạn nắm vững bài học và tạo nền tảng giúp bé áp dụng giải các bài tập:
Quy tắc
Muốn tính thể tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)
Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật, ta có:
Trong đó:
a: chiều dài; b: chiều rộng, h: chiều cao
Ví dụ:
Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm, chiều cao 3cm?
Giải:
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
6 x 4 x 3 = 72(cm3)
Đáp số: 72 cm3
Cùng xem bài giảng qua video của cô giáo Quý Công dưới đây nha!
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa bài Thể tích của hình hộp chữ nhật
Phần bài tập sách giáo khoa rất quan trọng nên các bạn đừng bỏ qua bài tập nào nhé!
Bài tập 1: SGK trang 121 Toán lớp 5
Quy ước chiều dài: a, chiều rộng: b, chiều cao: c.
Tính thể tích của hình chữ nhật có độ dài:
Hướng dẫn giải:
a, Hình hộp chữ nhật a có thể tích là:
5 x 4 x 9 = 180 (cm3)
b, Hình hộp chữ nhật b có thể tích là:
1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m3)
c, Hình hộp chữ nhật c có thể tích là:
Bài tập 2: SGK trang 121 Toán lớp 5
Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên:
Hướng dẫn giải:
Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật như hình dưới đây:
Thể tích hình hộp chữ nhật I là:
12 x 8 x 5 = 480 (cm3)
Hình hộp chữ nhật II có chiều dài là:
15 – 7 = 8 (cm)
Thể tích hình chữ nhật II là: 7 x 6 x 5 = 210 (cm3)
Thể tích của khối gỗ là: 480 + 210 = 690 (cm3)
Đáp số: 690cm3
Bài tập 3: SGK trang 121 Toán lớp 5
Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây:
Hướng dẫn giải:
Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có đáy của bể và có chiều cao là: 7 – 5 = 2 (cm)
Thể tích của hòn đá là: 10 x 10 x 2 = 200 (cm3)
Đáp số: 200 cm3
Câu hỏi tự luyện Thể tích của hình hộp chữ nhật
Các câu hỏi luyện tập được đội ngũ Wikihoctap biên soạn, sẽ giúp bé củng cố và nâng cao kiến thức về bài học. Các bạn hãy tự làm bài rồi kiểm tra lại đáp án ở phía dưới nhé!
Bài tập 1: Thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 19 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 13cm là:
A. 1976 cm3
B. 1679 cm3
C. 1769 cm3
D. 1967 cm3
Bài tập 2: Hãy tính thể tích của hình hộp chữ nhật dưới đây:
A. 2184 cm3
B. 2180 cm3
B. 21840 cm3
D. 218,4 dm3
Bài tập 3: Một bể chứa nước hình hộp chữ nhật có kích thước chiều dài lòng bể là 2,3 m, chiều rộng kém chiều dài 1,7 m, chiều cao 2 m. Các bạn hãy tìm số lít nước nhiều nhất mà chiếc bể này chứa được?
Bài tập 4: Một thùng đựng đồ hình hộp chữ nhật có tỉ số chiều dài và chiều rộng là 5/3. Ta biết chiều rộng kém chiều dài một đoạn là 36 cm. Ta cũng biết chiều cao được tính bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng. Thể tích thùng đó là bao nhiêu?
A. 349,92 cm3
B.
C. 349,92 dm3
D. 34992 dm3
Hướng dẫn giải bài tập
Bài tập 1:
Đáp án: A
Bài tập 2:
Đáp án: A
Bài tập 3:
Số lít nước bể đó chứa được nhiều nhất là:
2,3 x 1,7 x 2 = 7,82 m3
Đáp số: 7,82 m3
Bài tập 4:
Đáp án: C
Sau khi kiểm tra đáp án, nếu vẫn còn sai bài nào thì các bạn hãy xem lại phần lý thuyết và giải lại bài tập đã là sai nhé!
Lời kết
Trên đây là kiến thức và bài tập của bài: Thể tích hình hộp chữ nhật. Hi vọng các em có thể hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra. Để nâng cao được kiến thức bài học thì các bạn hãy cố gắng giải được những bài tập trên nhé.
Xem thêm một số bài giảng liên quan khác tại đây: