Lớp 5

Thể tích hình lập phương toán lớp 5 trang 122

Rate this post

Nếu bài học  trước, chúng ta đã được học bài thể tích của hình chữ nhất. Thì hôm nay chúng ta cùng đến với bài học thể tích hình lập phương nhé. Nếu các bạn còn khá nhiều thắc mắc sau những buổi học ở trường thì đây là bài giảng rất cần thiết với các em. Đến bài học ngay nhé, cố lên nào!

Mục tiêu bài học

Sau khi kết thúc bài học hôm nay thì các em cần nắm được những kiến thức và cả kĩ năng sau đây: 

  • Nắm rõ những công thức để có thể tính thể tích của hình lập phương. 
  • Vận dụng những công thức để có thể làm tốt những bài học có liên quan.

Lý thuyết cần nắm bài Thể tích hình lập phương

Sau đây là những kiến thức quan trọng nhất trong bài học, các bạn cố gắng hiểu rõ lý thuyết trước khi làm bài tập nhé!

Quy tắc

Trong điều kiện cùng đơn vị đo, ta tính thể tích hình lập phương bằng tích độ dài chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Thể tích hình lập phương
Thể tích hình lập phương

Công thức tính:

Thể tích hình lập phương
Thể tích hình lập phương

Trong đó:

V: Thể tích của hình lập phương

a: Độ dài một cạnh

Các dạng bài tập về Thể tích hình lập phương

Dạng toán 1: Cho độ dài một cạnh hình lập phương. Tính V?

Ví dụ: Cho một khối sắt có độ dài a = 21 cm. Bạn hãy tính thể tích của khối sắt đó?

Khối sắt đó có thể tích là:

21 x 21 x 21 = 9261 cm3

Đáp số: 9261 cm3

Dạng toán 2: Tìm độ dài 1 cạnh.

Phương pháp: Nếu đề bài cho chúng ta biết thể tích hình lập phương và yêu cầu tính độ dài 1 cạnh. Ta có: V = a x a x a. Từ đó ta tìm được cạnh a.

Dạng toán 3:

So sánh thể thích của hai hình.

Phương pháp: Vận dụng các công thức đã học, ta tính thể tích từng hình rồi so sánh kết quả.

Nếu vẫn còn băn khoăn về phần lý thuyết đã học, các bạn có thể tham khảo thêm video bài học Toán của cô giáo Đào Thị Quyên đến từ Toppy để hiểu bài học hơn nhé!

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa bài Thể tích hình lập phương

Bài tập sách giáo khoa được biên soạn rất sát kiến thức đã học, các bạn hãy tự trình bày các bài tập vào vở rồi kiểm tra lại cùng đáp án của cô nhé!

Bài tập 1: SGK trang 122 Toán lớp 5 

Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:

Thể tích hình lập phương

Hướng dẫn giải:

Thể tích hình lập phương

Bài tập 2: SGK trang 122

Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi Đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 15kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu kilogam?

Hướng dẫn giải:

Thể tích hình lập phương

Bài tập 3: SGK trang 123 Toán lớp 5 

Một hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là 8cm, 7cm và 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:

a) Tính V hình hộp chữ nhật

b) Tính V hình lập phương

Hướng dẫn giải:

a, Hình hộp chữ nhật có thể tích là:
(cm3)

b, Cạnh hình lập phương dài:

Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm | Để học tốt Toán 5= 8 (cm)

Vậy thể tích hình lập phương là:

(cm3)

Đáp số: a, 504cm3 và b, 512cm3

Câu hỏi tự luyện Thể tích hình lập phương

Các câu hỏi luyện tập được đội ngũ Wikihoctap biên soạn, sẽ giúp bé củng cố và nâng cao kiến thức về bài học. Cô sẽ để đáp án phía dưới cho các bạn tham khảo sau khi hoàn thành bài tập nhé!

Bài tập 1: Cho hình lập phương có thể tích là 8 dm3, độ dài một cạnh của hình đó là bao nhiêu?

A. 2 dm

B. 2 cm

C. 2 cm3

D. 2 dm3

Bài tập 2: Cho hai hình lập phương và hình hộp chữ nhật như hình vẽ. Hình nào có thể tích lớn hơn? Tính phần lớn hơn đó?

Thể tích hình lập phương

A.

B. Hình hộp chữ nhật; 10,475

C. Hình hộp chữ nhật; 14,75

D. Hình lập phương; 10,475

Bài tập 3: Khi tăng một cạnh của hình lập phương lên 4 lần thì thể tích của hình lập phương mới tăng lên bao nhiêu lần?

A. 4 lần

B. 16 lần

C. 64 lần

D. 256 lần

Bài tập 4: Nhà Hùng có một chiếc bể hình lập phương có độ dài một cạnh là 1,5m. Ban đầu chiếc bể không chứa nước nên được đổ vào 63 thùng nước, trong đó mỗi thùng có chứa 25 lít. Hỏi sau khi đổ xong thì mực nước và miệng bể cách nhau bao nhiêu?

A. 1,545m

B.

C. 0,8m

D.

Đáp án giải bài tập tự luyện 

Bài tập 1:

Đáp án: A

Bài tập 2:

Đáp án: D

Bài tập 3:

Đáp án: C

Bài tập 4:

Đáp án: C

Sau khi làm hết bài tập, các bạn so với đáp án của cô xem đã làm đúng chưa nha. Nếu vẫn còn sai thì hãy xem lại phần lý thuyết rồi làm bài lại nhé!

Lời kết

Thể tích hình lập phương là dạng bài hình học mới nên các em cần có sự chú ý thật kỹ nhé! Hy vọng với nội dung chi tiết từ lý thuyết đến bài tập có thể giúp các em nắm bài được tốt hơn. Cùng nhau cố gắng học tốt nhé các bạn.

Xem thêm một số bài giảng liên quan khác tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button