Tiền Việt Nam trang 130 – Bài tập có lời giải cụ thể nhất
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục được tìm hiểu kỹ hơn về một vài loại tiền của Việt Nam. Chúng ta cùng đến với bài học: Tiền Việt Nam trang 130 nhé. Bài học được biên soạn rất cẩn thận bởi Wikihoctap nên chắc chắn các em sẽ nắm được kiến thức của bài học một cách dễ dàng.
Mục tiêu bài học: Tiền Việt Nam (phần 2)
Các con cần nhận biết được những điều này sau khi bài học kết thúc:
- Ở nước ta thì đơn vị thường được dùng nhất là đồng.
- Nhận biết được một số loại tiền giấy bạc polyme.
- Giúp các em biết được quan hệ trao đổi giữa giá trị những loại giấy bạc đó.
- Các em học sinh có thể thực hiện được những phép tính cộng, trừ trên những số cùng đơn vị là đồng.
- Bé biết làm những dạng bài tính nhanh và chính xác. Từ đó giúp các em học sinh có niềm đam mê với môn Toán hơn.
Lý thuyết cần nhớ: Tiền Việt Nam (phần 2)
Ở Việt Nam, thời điểm hiện tại chỉ lưu hành và sử dụng cái loại tiền có mệnh giá từ 200 đồng trở lên. Tất cả có mười một loại tờ tiền với mệnh giá đang lưu thông từ 200 đồng đến 500.000 đồng, trong đó có tiền giấy và tiền polyme.
Một số dạng toán thường gặp:
Dạng 1: Tính giá trị các tờ tiền
– Với dạng toán này, các bạn có thể gặp câu hỏi như: Cho tất cả các loại tiền trong ví, em hãy tính tổng giá trị của các loại đồng tiền trong ví.
– Nước Việt Nam ta sử dụng đơn vị của tiền là đồng.
Dạng 2: So sánh giá trị của các tờ tiền và các đồ vật
– Tính tổng giá trị của các đồ vật được so sánh.
– So sánh giá trị các tờ tiền tương tự với cách so sánh các số có bốn chữ số.
Dạng 3: Dạng toán tìm tiền thừa
-Tìm số tiền mà em còn lại sau khi mua đồ vật.
– Tìm tiền thừa bằng cách tính hiệu của số tiền em có và số tiền em trả khi mua đồ vật.
Dạng 4: Rút về đơn vị có liên quan đến tiền Việt Nam
– Tính giá tiền của một đồ vật
– Tính giá tiền tương ứng của số lượng đồ vật theo yêu cầu của đề bài.
Dạng 5: Chuyển đổi tiền với các tờ giấy bạc đã học.
- Từ 1 tờ giấy bạc ban đầu, hãy tính tổng giá trị các tờ tiền khác để tương ứng với tờ tiền đó.
Ví dụ: Một tờ 10000 đồng thì bằng 2 tờ 5000 đồng.
Để nắm rõ hơn kiến thức bài học, các bạn có thể xem video giảng dạy của thầy giáo Nguyễn Hoàng Long nha!
>>> Xem thêm: 11 trừ đi một số: 11-5 – Bài tập & Lời giải Toán lớp 2
Hướng dẫn giải bài tập SGK: Tiền Việt Nam (phần 2)
Để hiểu sâu hơn về kiến thức vừa học được, cô và các bạn sẽ cùng nhau giải các bài tập trong sách giáo khoa nhé!
Bài 1: Mỗi ví đựng bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn giải:
a. Trong ví a có 50 000 đồng.
b. Trong ví b có 90 000 đồng.
c. Trong ví c có 90 000 đồng.
d. Trong ví d có 14 500 đồng.
e. Trong ví e có 50 700 đồng.
Bài 2: Mẹ mua cho Lan một chiếc cặp sách với giá 15 000 đồng và một bộ quần áo mùa hè với giá 25 000 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng 50 000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn giải:
Số tiền mẹ trả để mua cặp và bộ quần áo cho Lan là :
15 000 + 25 000 = 40 000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ là:
50 000 – 40 000 = 10 000 (đồng)
Đáp số: 10 000 đồng.
Bài 3. Mỗi cuốn vở giá 1200 đồng. Hãy viết số tiền thích hợp vào ô trống trong bảng:
Hướng dẫn giải:
Bài 4. Em hãy viết số thich hợp vào ô trống (theo mẫu):
Hướng dẫn giải:
Bài tập tự luyện: Tiền Việt Nam (phần 2)
Để nắm vững kiến thức bài học hơn nữa, cô và các bạn sẽ cùng nhau hoàn thành phần bài tập tự luyện dưới đây nhé!
Bài 1: Giả sử em cần lấy mười ba nghìn, em sẽ lấy những tờ tiền nào trong hình bên dưới? (Lưu ý mỗi tờ tiền được lấy duy nhất 1 lần)
Bài 2: Để có được ba mươi nghìn đồng, em sẽ chọn những tờ tiền nào trong hình bên dưới? (Lưu ý mỗi tờ tiền có thể được lấy tối đa 2 lần)
Bài 3: Em được mẹ cho 50 000 đồng để mua đồ chơi nhà bếp. Em đã chọn 4 món bên dưới. Em sẽ cần trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền?
Bài 4: Nếu em có số tiền là 13 800 đồng, em sẽ chọn mua món đồ nào để phù hợp và tiết kiệm nhất?
Hướng dẫn giải bài tập tự luyện: Tiền Việt Nam (phần 2)
Bài 1:
10 000 + 2 000 + 3 000 = 13 000 (đồng)
Đáp án: Tờ 1, 3, 4
Bài 2:
10 000 + 10 000 + 5 000 + 5 000 = 30 000 (đồng)
Đáp án: Tờ 1, 2
Bài 3:
50 000 – 10 000 – 13 000 – 13 000 – 7 000 = 7 000 (đồng)
Đáp án: 7 000 đồng
Bài 4:
13 000 đồng mua được găng tay và mũ len
Để mua tiết kiệm nhất, chúng ta sẽ mua mũ len vì 12 000 đồng nhỏ hơn 13 000
Đáp án: mũ len
Những điều phụ huynh nên biết
Những phương pháp giúp trẻ học tốt Toán
1. Cho bé học kĩ phần lí thuyết
Các con cần phải nắm được những kiến thức quan trọng về Toán học hay những công thức tính toán thì mới có thể hiểu và làm được các bài tập liên quan
2. Dạy con học cách lắng nghe và tạo thói quen ghi chép.
Hãy lưu ý cho trẻ biết lắng nghe và ghi chép vào vở cẩn thận những kiến thức trọng tâm, nếu chỉ nghe mà không chép thì bé sẽ nhanh quên.
3. Luyện tập thật nhiều những bài tập từ cơ bản đến nâng cao
Khi giải bài toán nhiều, não bộ của con sẽ được vận động liên tục giúp bé thuộc công thức lâu hơn, biết bản chất của vấn đề thay đang học vì chỉ học vẹt một cách thụ động rồi quên nhanh.
4. Cho trẻ học cùng nhóm bạn
Khi trẻ học nhóm, bé có cơ hội thảo luận, trao đổi kiến thức cùng các bạn, giúp đỡ nhau học tập và cùng nhau tiến bộ.
5. Liên hệ Toán với thực tiễn cuộc sống
Muốn bé yêu thích môn Toán, phụ huynh nên chia sẻ cho con biết về tầm quan trọng của môn toán với thực tiễn và những kiến thức đó sẽ áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.
6. Dạy trẻ phương pháp học sáng tạo
Phương pháp học ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và trình độ học của trẻ. Nếu con có phương pháp học khoa học thì con sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn và dễ hiểu bản chất vấn đề, việc giải các bài tập liên quan cũng sẽ dễ dàng hơn.
7. Nếu có điều kiện, hãy thuê gia sư riêng để dạy kèm cho con.
Gia sư là những người có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm vững chắc, có khả năng truyền dạt tốt giúp bé học và hiểu bài nhanh chóng hơn.
Lời kết:
Qua bài học: Tiền Việt Nam trang 130 hôm nay thì các bạn đã nắm được rõ phần kiến thức và làm thành thạo những bài tập chưa nhỉ? Hy vọng sau bài học thì các em sẽ có thêm nền tảng kiến thức thật vững vàng cho môn Toán lớp 3. Chúc các bạn học tốt, tạm biệt và hẹn gặp lại các em ở những bài học tiếp theo.
Xem thêm các bài viết có liên quan: