Lớp 6

Tính chất của phép cộng các số nguyên – Toán lớp 6

Rate this post

Khi thực hiện những phép cộng các số tự nhiên thì các bạn học sinh cần phải nắm thật chắc tính chất của phép cộng. Có sự tương tự như vậy, các số nguyên cũng có những tính chất khi thực hiện phép cộng. Tính chất của phép cộng các số nguyên bao gồm những gì? Hãy cùng đến với Wikihoctap để tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Khái quát

Với phép cộng các số nguyên chúng ta sẽ có 4 tính chất của phép cộng các số nguyên gồm:

  • Tính chất giao hoán
  • Tính chất kết hợp
  • Cộng với số 0
  • Cộng với số đối

Tính chất giao hoán

Tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên dạng tổng quát: a + b = b + avới a,b thuộc Z

Khi thay đổi các vị trí của các số nguyên trong phép cộng, giá trị của số không thay đổi.

Tính chất của phép cộng các số nguyên
Tính chất giao hoán

Ví dụ:

(5)+7=7+(5)=2

Tính chất kết hợp

Tính chất kết hợp của các số nguyên trong phép cộng: a + (b + c) = (a + b) + c

Tính chất của phép cộng các số nguyên
Tính chất kết hợp

 

 

Ví dụ:

[5+(2)]+4=(2)+(4+5)=(2)+9=92=7

Cộng với số 0

Khi các số nguyên cộng với số 0, kết quả của phép cộng là chính số nguyên đó. Tổng quát: a + 0 = a

Tính chất của phép cộng các số nguyên
Cộng với số 0

 

Ví dụ:

(10)+0=0+(10)=10

Cộng với số đối

Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0.

Tính chất của phép cộng các số nguyên
Cộng với số đối
  • Nếu tổng của hai số nguyên bằng 0 thì chúng là hai số đối nhau.

Ví dụ:

5+(5)=0

Bảng tổng hợp kiến thức

Ta có bảng tổng kết các tính chất của phép cộng như sau:

Giả sử a và b là hai số nguyên, ta có:

Tính chất của phép cộng các số nguyên
Tính chất phép cộng các số nguyên

Các dạng bài tập

Với tính chất của phép cộng các số nguyên sẽ có 3 dạng toán cơ bản các bạn học sinh cần nắm vững.

Dạng 1: Tính tổng của nhiều số nguyên cho trước:

Phương pháp: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.

Tìm các số dương và số âm thực hiện tính toán theo nguyên tắc:

  • Nhóm các số dương vào trong một ngoặc. Sau đó, cộng các số dương với nhau.
  • Nhóm các số âm vào trong một ngoặc. Sau đó, cộng các số âm với nhau.

Cuối cùng cộng các kết quả để tìm được kết quả cuối cùng.

Ví dụ: Tính nhanh:

a) 217 + [43 + (-217) + (-23)]

b) Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10.

Lời giải:

a) 217 + [43 + (-217) + (-23)] = [217 + (-217)] + [43 + (-23)] = 0 + 20 = 20.

b) Các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 nằm giữa -10 và 10 là các số: -9; -8; -7…; 0; 1; 2;…;9.

Ta có: (-9) + (-8) +…+ 0 + 1 + 2 +…+ 8 + 9 = [(-9) + 9] + [(-8) + 8] +…+[(-1) + 1] + 0 = 0.

Dạng 2: Tính tổng tất cả các số nguyên thuộc một khoảng cho trước:

Phương pháp:

  • Liệt kê tất cả các số nguyên trong khoảng đã cho.
  • Tính tổng tất cả các số nguyên đó. Nhóm từng cặp số đối nhau.

Ví dụ:

Tìm tổng tất cả các số nguyên x, biết:

a) -4 < x < 3;

b) -5 < x < 5;

Lời giải:

a) x thuộc Z và -4 < x < 3 nên x thuộc {-3; -2; -1; 0; 1; 2}.

Tổng phải tìm là: (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 = (-3) + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = -3.

b) x thuộc Z và -5 < x < 5 nên x thuộc {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}.

Tổng phải tìm là: (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 = [(-4) + 4] + [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = 0.

Dạng 3: Bài Toán Đưa Về Phép Cộng Các Số Nguyên:

Phương pháp:

Căn cứ vào nội dung của đề bài, phân tích để đưa bài toán về việc cộng các số nguyên.

Ví dụ: Hai bạn Long và Nhi đều là gia sư toán lớp 6 tranh luận với nhau: Long nói rằng có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng. Nhi lại cho rằng không thể có. Theo bạn, ai nói đúng? Nêu một ví dụ.

Lời giải:

Long nói đúng. Khi cộng hai số nguyên âm thì tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng.

Ví dụ: (-2) + (-5) = -7, rõ ràng -7 < -2 và -7 < -5.

Trên đây là những chia sẻ của Wikihoctap đến với các em về nội dung kiến thức tính chất của phép cộng các số nguyên. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này thì có thể giúp các bạn học sinh học được tốt hơn. Chúc các bạn có ngày học tập vui vẻ!

Xem thêm:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button