Lớp 4

Tính chất giao hoán của phép cộng – Bài tập lớp 4

Rate this post

Có lẽ phép cộng đã có sự quen thuộc với chúng ta rồi đúng không nào? Thế phép cộng thì sẽ có những tính chất gì nhỉ? Bài học: Tính chất giao hoán của phép cộng hôm nay sẽ là tính chất đầu tiên mà các em được học. Vào bài ngay nhé các em.

Mục tiêu bài giảng:

Những kiến thức và kỹ năng mà các em cần phải đạt được:

  • Giúp các bé làm quen được với tính chất giao hoán. 
  • Những bài vận dụng về phép giao hoán của phép cộng và những bài giải có sự bổ ích sẽ giúp các con bổ sung được kiến thức cho mình.

Lý thuyết cần nắm tính chất giao hoán của phép cộng

Các em cần tập trung học và ghi nhớ các kiến thức cơ bản dưới đây nhé!

Ví dụ

So sánh giá trị của hai biểu thức a+b và b+a trong bảng sau:

a 20 350 1208
b 30 250 2764
a+b 20+30=50 350+250=600 1208+2764=3972
b+a 30+20=50 250+350=600 2764+1208=3972

 * Ta thấy giá trị của a+b và b+a luôn bằng nhau, ta viết:  a+b=b+a.

Tính chất giao hoán của phép cộng

  • Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
  • Công thức:

Tính chất giao hoán của phép cộng

Tiếp theo, các con hãy cùng xem video bài giảng của thầy Hoàng Hà, để xem thầy dạy cho chúng ta những kiến thức thú vị gì nhé!

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa

Tổng hợp bài tập và lời giải chi tiết bài Tính chất giao hoán của phép cộng, trang 43 sách giáo khoa Toán 4 tập 1.

Câu 1: Nêu kết quả của những phép tính sau:

a) 468 + 379 = 847

379 + 468 = …

b) 6 509 + 2 876 = 9 385

2 876 + 6 509= …

c) 4 268 + 76 = 4 344

76 + 4 268 = …

Bài Làm:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng, không cần đặt phép tính, các con có thể nêu được kết quả của các phép tính trên như sau:

a) 468 + 379 = 847

379 + 468 = 847

b) 6 509 + 2 876 = 9 385

2 876 + 6 509 = 9 385

c) 4 268 + 76 = 4 344

76 + 4 268 = 4 344

Câu 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

a) 48 + 12 = 12 + …

65 + 297 = … + 65

…. + 89 = 89 + 177

b) m + n = n + …

84 + 0 = …+ 84

a + 0 = …+ a = …

Bài Làm:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng ta có:

a) 48 + 12 = 12 + 48                                         b) m + n = n + m

65 + 297 = 297 + 65                                         84 + 0 = 0+ 84

177 + 89 = 89 + 177                                        a + 0 = 0 + a = a

Câu 3: Điều dấu thích hợp vào chỗ chấm?

Giải câu 3 Bài Tính chất giao hoán của phép cộng

a) 2 975 + 4 017 … 4 017 + 2 975

2 975 + 4 017 … 4 017 + 3 000

2 975 + 4 017 … 4 017 + 2 900

b) 8 264 + 927 … 927 + 8 300

8 264 + 927 …. 900 + 8 264

927 + 8 264 …. 8 264 + 927

Bài Làm:

a) 2 975 + 4 017 = 4 017 + 2 975

2 975 + 4 017 < 4 017 + 3 000

Giải thích: Vì 2 895 < 3 000

2 975 + 4 017 > 4 017 + 2 900

Giải thích: Vì 2 975 > 2 900

b) 8 264 + 927 < 927 + 8 300

Giải thích: Vì 8 264 < 8 300

8 264 + 927 > 900 + 8 264

Giải thích: Vì 927 > 900

927 + 8 264 = 8 264 + 927

Câu hỏi tự luyện tính chất giao hoán của phép cộng

Các câu hỏi tự luyện do Wikihoctap biên soạn sẽ giúp con luyện tập để nhớ bài lâu hơn! Hãy tự làm và so sánh với kết quả bên dưới nhé!

Phần câu hỏi

Câu 1: Điền vào chỗ chấm : 6130+5347=5347+

A. 6130

C. 6100

C. 6030

Câu 2: Cho biểu thức: 74562+287954 Biểu thức nào sau đây có giá trị bằng biểu thức đã cho?

A. 87954+74562

B.287954+74562

C.157654+95421

Câu 3: Lan nói: 78964+9<9+78964. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Điền dấu >,<,=thích hợp vào ô trống : 8000+8500  8500+8000

A. <

B. >

C. =

Câu 5: Điền vào chỗ chấm:1460+25476=(25000+)+1460

A. 450

B. 470

C. 476

Câu 6: Điền vào chỗ chấm : 678937+778147=+678937

A. 778140

B. 756739

C. 778147

Câu 7: Điền vào chỗ chấm :+a=a+=a

A. a, a

B. 0,0

C. 1,1

Câu 8: Cho biểu thức: (699750+70)+147563 Tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức đã cho.

A. 147563+699750

B. 699750+147633

C. 699750+147633

Phần đáp án

1          2         3          4          5          6          7          8

Các con đã làm đúng hết chưa? Nếu chưa đúng, các con hãy xem lại lý thuyết và thử làm lại nhé!

Phương pháp giúp con học tốt Toán lớp 4

Bước sang chương trình học Toán lớp 4, các con sẽ gặp nhiều dạng bài khó hơn. Để học tốt, các em có thể tìm hiểu các phương pháp dưới đây nhé!

  1. Hiểu và học thuộc các lý thuyết cần nắm
  2. Ghi nhớ từng bước giải các dạng toán
  3. Tóm tắt, vẽ sơ đồ để hình dung bài toán rõ ràng hơn
  4. Luyện tập nhiều bài tập cùng dạng và nâng cao để củng cố kiến thức

Lời kết

Bài học: Tính chất giao hoán của phép cộng đã kết thúc. Để có thể tìm hiểu thêm được nhiều tính chất khác của phép cộng thì các em có thể truy cập vào Wikihoctap nhé. Chúc các em đạt được nhiều thành tích tốt trên con đường học tập.

>> Xem thêm nhiều bài giảng Toán liên quan khác tại Wikihoctap:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button