Lớp 4

Tính chất giao hoán của phép nhân – Bài giảng toán lớp 4

Rate this post

Qua những bài học trước chúng ta đã được học về tính chất của phép cộng rồi phải không nào? Vậy các em có tò mò về tính chất giao hoán của phép nhân trong toán học không nhỉ? Để có thể trả lời được câu hỏi này thì các bạn hãy đến với bài học hôm nay nhé.

Mục tiêu trọng tâm

Sau khi hoàn thành xong bài học, kiến thức các em cần nắm chắc đó là: 

  • Biết được rõ tính chất của phép nhân. 
  • Hãy áp dụng kiến thức đã học để có thể tính toán nhanh hơn đối với những trường hợp đặc biệt.

Lý thuyết Bài: Tính chất giao hoán của phép nhân

Ví dụ

a)   Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

2×6 và 6×2

Ta có:

2×6=12

6×2=12

Vậy 2×6=6×2.

Tính chất giao hoán của phép nhân

b)  So sánh giá trị của hai biểu thức 𝑎×𝑏 và 𝑏×𝑎 trong bảng sau:

a b a x b b x a
4 8 4 x 8 = 32 8 x 4 = 32
3 5 3 x 5 = 15 5 x 3 = 15

=> Ta thấy giá trị của 𝑎×𝑏 và của 𝑏×𝑎 luôn luôn bằng nhau.

Tính chất giao hoán của phép nhân

  • Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

Tính chất giao hoán của phép nhân

  •  Ví dụ: 7 x 5 = 5 x 7 = 35

>> Tổng hợp video bài giảng toán lớp 4 hay nhất: Toán lớp 4

Giải bài tập sách giáo khoa Toán lớp 4

Giải bài tập trang 58 Sách giáo khoa Toán 4: Tính chất giao hoán của phép nhân

Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a) 4 x 6 = 6 x ….                207 x 7 = … x 207

b) 3 x 5 = 5 x …                 2138 x 9 = … x 2138

Hướng dẫn:

a) 4 x 6 = 6 x 4

207 x 7 = 7 x 207

b) 3 x 5 = 5 x 3

2138 x 9 = 9 x 2138

Câu 2: Tính:

a) 1357 x 5

7 x 853

b) 40263 x 7

5 x 1326

c) 23109 x 8

9 x 1427

Hướng dẫn:

a) 1357 x 5 = 6785

7 x 853 = 5971

b) 40263 x 7 = 281841

5 x 1326 =6630

c) 23109 x 8 = 184872

9 x 1427 = 12843

Câu 3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:

a) 4 x 2145;

b) (3 + 2) x 10287;

c) 3964 x 4;

d) (2100 + 45) x 4;

e) 10287 x 5;

g) (4x 2) x(3000 + 964)

Hướng dẫn:

a) 4 x 2145 = d) (2100 + 45) x 4 (d)

c) 3964 x 4 = (4x 2) x(3000 + 964) (g)

e) 10287 x 5 = b) (3 + 2) x 10287 (b)

Câu 4: Số?

a) a x … = … x a = a

b) a x … = … x a = 0

Hướng dẫn:

a) a x 1 = 1 x a = a

b) a x 0 = 0 x a = 0

Bài tập tự luyện cho học sinh

Đề bài

Bài tập tự luyện cho bài Tính chất giao hoán của phép nhân

Câu 1: Điền vào chỗ chấm : 988 x 9=.988

Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất: An nói: ” 107 x 6=6 x 107 “. Đúng hay sai?

Câu 3: Điền vào chỗ chấm : ..... x 𝑎=𝑎 x .....=𝑎

Câu 4: Điền vào chỗ chấm: 18965 x 7=7 x (.....+965)

Câu 5: Điền dấu >,<,=thích hợp vào ô trống :
12975 x 6  610975

B. <

Đáp án cho bài tập tự làm

Câu 1: A

Áp dụnng lí thuyết : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

Nên 988 x 9=9 x 988

Vậy số cần điền là: A

Câu 2: A

Ta có:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

Nên 107 x 6=6 x 107

Vậy ta chọn đáp án: A

Câu 3: D

Ta có:

1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

Nên 1 x 𝑎=𝑎

Mà 1 x 𝑎=𝑎 x 1

Vậy 1 x 𝑎=𝑎 x 1=𝑎

Các số cần điền vào ô trống theo thứ tự từ trái qua phải là: 1;1

Câu 4: C

Ta có:

18965 x 7=7 x 18965

Mà 7 x 18965=7 x (18000+965)

Nên 18965 x 7=7 x (18000+965)

Vậy số cần điền là : 18000

Câu 5: A

Ta có : 12975 x 6>6 x 10975 (Vì 12975>10975)

Lời kết:

Trên đây là toàn bộ bài giảng cho bài: Tính chất giao hoán của phép nhân trong toán học dành cho các bạn học sinh lớp 4. Đến đây thì chúng ta cũng đã trả lời được câu hỏi mà chúng ta đặt ra ở đầu rồi đúng không nào. Giống như phép cộng, phép nhân cũng có tính chất giao hoán và được áp dụng vào trong rất nhiều trường hợp giúp các bạn có thể tính toán nhanh hơn nhiều.

>> Xem thêm nhiều bài tập tự luyện cho học sinh tại: Toppy

Xem tiếp bài giảng về

Hà Anh

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button