Tính chất kết hợp của phép cộng – Bài tập chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Vào tiết học hôm trước chúng ta đã được học về một tính chất của phép cộng. Đó chính là tính chất giao hoán. Bài học hôm nay mà chúng ta sẽ học cũng không kém phần quan trọng: Tính chất kết hợp của phép cộng. Chúng ta hãy cùng theo dõi để hiểu rõ về tính chất đặc biệt này nhé.

Mục tiêu bài học

Những kiến thức và kỹ năng mà các em cần nắm trong bài giảng là:

  • Cách tính thuận tiện nhất đối với phép cộng. 
  • Những bài tập vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng. Và những bài giải cực kỳ bổ ích sẽ giúp các em có thể bổ sung thêm được kiến thức cho mình.

Lý thuyết cần nắm Tính chất kết hợp của phép cộng:

Sau đây là những kiến thức cơ bản các em cần nắm về tính chất cơ bản  của phép cộng:

Tính chất kết hợp của phép cộng

  • So sánh giá trị của hai biểu thức (a+b)+c và a+(b+c) trong bảng sau:
a b c (a+b)+c a+(b+c)
5 4 6 (5+4)+6=9+6=15 5+(4+6)=5+10=15
35 15 20 (35+15)+20=50+20=70 35+(15+20)=35+35=70
28 49 51 (28+49)+51=77+51=128 28+(49+51)=28+100=128

 Ta thấy giá trị của (a+b)+c và của a+(b+c) luôn luôn bằng nhau, ta viết:

  • Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
  • Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a+b+c như sau:Tính chất kết hợp của phép cộng

    Ví dụ: Tính bằng cách thuận tiện nhất

  1. a)3254+146+1698
  2. b)921+898+2079

Giải

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn …

  1. a)3254+146+1698=(3254+146)+1698=3400+1698=5098
  2. b)921+898+2079=(921+2079)+898=3000+898=3898

Tính chất kết hợp của phép cộng

Sau khi học xong phần lý thuyết, hãy cùng xem video bài giảng của thầy Hoàng Hà để nắm bài kĩ hơn nhé!

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Tính chất kết hợp của phép cộng

Tổng hợp bài tập và lời giải, được Wikihoctap biên soạn theo sách giáo khoa Toán lớp 4 trang 45.

Câu 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 3 254 + 146 + 1698

4 367 + 199 + 501

4 400 + 2148 + 252

b) 921 + 898 + 2079

1 255 + 436 + 145

467 + 999 + 9 533

Bài Làm:

a) 3 254 + 146 + 1 698                         4 367 + 199 + 501                            4 400 + 2 148 + 252

= (3 254 + 146) + 1 698                       = 4 367 + (199 + 501)                       = 4 400 + (2 148 + 252)

= 3 400 + 1 698                                    = 4 367 + 700                                   = 4 400 + 2 400

= 3 400 + 1 600 + 98                            = 4 300 + 700 + 67                           = 6 800

= 5 000 + 98                                         = 5 000 + 67

= 5098                                                   = 5 067

b) 921 + 898 + 2 079                            1 255 + 436 + 145                             467 + 999 + 9 533

= (921 + 2 079) + 898                           = (1 255 + 145) + 436                       = 10 000 + 999

= 3 000 + 898                                        = 1 400 + 436                                   = 10 999

= 3 898                                                  = 1 836

Chú ý: Để làm được dạng bài này, các con nên cộng hoặc tách các số về dạng tròn chục hoặc tròn trăm.

Câu 2: Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận được 75 500 000 đồng, ngày thứ hai nhận được 86 950 000 đồn, ngày thứ ba nhận được 14 500 000 đồng. Hỏi cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được bao nhiêu tiền?

Bài Làm:

Ngày thứ nhất và ngày thứ ba quỹ tiết kiệm đó nhận được số tiền là:

75 500 000 + 14 500 000 = 90 000 000 (đồng).

Sau ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được số tiền là:

90 000 000 + 86 950 000 = 176 950 000 (đồng).

Đáp số: 176 950 000 (đồng).

Câu 3: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

a) a + 0 = … + a = …

b) 5 + a = … + 5

c) (a + 28) + 2 = a + (28 +…) = a + ..

Bài Làm:

Các con áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để điền vào chỗ chấm như sau:

a) a + 0 = 0+ a = a

b) 5 + a = a + 5

c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30

Các câu hỏi tự luyện

Sau khi học xong phần lý thuyết và bài tập sách giáo khoa, các con hãy tự luyện tập bằng các làm thêm những bài tập này nhé! Làm nhiều bài tập sẽ giúp các con củng cố và nâng cao kiến thức đó!

Phần câu hỏi

Câu 1: Lan nói : Tính chất kết hợp của phép cộng là : a+b+c=(a+b)+c=a+(b+c) . Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2: Tính kết quả bằng cách thuận tiện nhất : 304+588+1696

A. 2530

B. 2588

C. 2368

Câu 3: Điền vào chỗ chấm : 54782+36716+16544=54782+(36716+.)

A. 16540

B. 36760

C. 16544

Câu 4: Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận được 85000000 đồng. Ngày thứ hai nhận được 90000000 đồng. Ngày thứ ba nhận được 60000000 đồng. Vậy cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được bao nhiêu đồng.

A. 230000000

B. 235000000

C. 245000000

Câu 5: Điền dấu >,<,= thích hợp vào ô trống : 4367+3570+6533  14470

A. <

B. >

C. =

Phần đáp án

1.A          2.B          3.C          4.B            5.C

Lời kết

Vậy là cô và các em đã hoàn thành xong hai tính chất cơ bản của phép cộng. Đó là tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng. Hai tính chất này sẽ giúp các em rất nhiều trong quá trình học toán sau này. Vậy nên hãy nắm thật chắc bài học và luyện tập thật thành thạo nhé. Chúc các em học tập thật tốt nhất!

>> Xem thêm một số bài giảng liên quan:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *