Tính giá trị của biểu thức – Toán lớp 3 có lời giải
Các bạn có tò mò về việc khi chúng ta gộp nhiều phép tính thành một sẽ như thế nào không? Và cách tính của nó sẽ ra sao? Hôm nay, bài học: Tính giá trị của biểu thức sẽ giải đáp thắc mắc này cho chúng ta. Cùng bước vào bài học với cô ngay thôi nào!
Mục tiêu của bài học : Tính giá trị của biểu thức
Các em học sinh cần làm được những công việc dưới đây sau khi bài học kết thúc:
- Học sinh phải xác định được cách tính cũng như thứ tự để thực hiện phép tính của biểu thức có nhiều phép toán.
- Các em cần áp dụng làm những bài tập từ cơ bản cho đến nâng cao.
- Phát triển được tư duy cho trẻ khi thực hiện việc tính nhiều phép tính ở trong 1 bài toán.
Kiến thức cơ bản của bài : Tính giá trị của biểu thức
Dưới đây là phần tóm tắt lý thuyết cơ bản , giúp các bạn nắm vững được những kiến thức của bài học
Khi tính giá trị của biểu thức:
- Nếu biểu thức có dấu ngoặc (), ta sẽ làm trong ngoặc trước.
- Nếu biểu thức có cả dấu cộng/trừ và nhân/chia, ta làm nhân chia trước cộng trừ sau
- Nếu biểu thức chỉ có cộng trừ hoặc nhân chia ta làm từ trái sang phải.
- Biểu thức này có dấu ngoặc, thực hiện phép tính trong dấu ngoặc
2+3=5
- Viết các số còn lại xuống 9+4 x 5
- Biểu thức có phép nhân và phép cộng, thực hiện phép nhân trước.
4 x 5=20
- Sau khi thực hiện phép tính trong ngoặc và phép nhân trước, thực hiện phép tính từ trái sang
9+20=29
- Giá trị của biểu thức trên là:
9+4 x (2+3)=29
Để nắm bắt bài được tốt hơn , chúng ta hãy cùng nhau lắm nghe bài giảng sau của cô giáo Phạm Trần Thảo Vy:
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa bài : Tính giá trị của biểu thức
Sau khi học xong phần lý thuyết , các bạn đã phần nào biết cách tính giá trị của biểu thức rồi chứ ? Cô mong các bạn đều hiểu , để rèn luyện cũng như nắm được kiến thức tốt hơn thì chúng ta cùng nhau đi làm một số bài tập trong sách giáo khoa nhé !
Hướng dẫn giải bài tập trang 79 sách giáo khoa
Bài 1 :Tính giá trị của biểu thức:( trang 79)
a) 205 + 60 + 30
268 – 68 + 17 |
b) 462 – 40 + 70
287 – 7 – 80 |
Hướng dẫn giải
a) 205 + 60 + 30 = 265 + 30
= 295
268 – 68 + 17 = 200 + 17
= 217
b) 462 – 40 + 70 = 422 + 70
= 492
287 – 7 – 80 = 280 – 80
= 200
Bài 2 :Tính giá trị của biểu thức( trang 79)
a) 15 × 3 × 2
48 : 2 : 6 |
b) 8 × 5 : 2
81 : 9 × 7 |
Hướng dẫn giải
a) 15 × 3 × 2 = 45 × 2 = 90 | b) 8 × 5 : 2 = 40 : 2 = 20 |
48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4 | 81 : 9 × 7 = 9 × 7 = 63 |
Bài 3 : ( trang 79)Điền dấu <; >; = vào chỗ chấm sau đây
55 × 5 : 3 …. 32
47 ….. 84 – 34 – 3
20 + 5 ….. 40 : 2 + 6
Hướng dẫn giải
55 × 5 : 3 > 32
47 = 84 -34 – 3
20 + 5 < 40 : 2 + 6
Bài 4 :( trang 79) Mỗi gói mì nặng 80g, mỗi hộp sữa nặng 455g. Hỏi 2 gói mì và 1 hộp sữa nặng bao nhiêu gam?
Hướng dẫn giải
2 gói mì và 1 hộp sữa nặng số gam là:
80 + 80 + 455 = 615 gam
Đáp số: 615 gam
Hướng dẫn giải bài tập toán trang 80 sách giáo khoa :
Bài 1 : ( trang 80 )Tính giá trị của biểu thức:
a) 253 + 10 × 4
41 × 5 – 100
93 – 48 : 8
b) 500 + 6 × 7
30 × 8 + 50
69 + 20 × 4
Hướng dẫn giải
a) 253 + 10 × 4 = 253 + 40 = 293
41 × 5 − 100 = 205 – 100 = 105
93 – 48 : 8 = 93 – 6 = 87
b) 500 + 6 × 7 = 500 + 42 = 542
30 × 8 + 50 = 240 + 50 = 290
69 + 20 × 4 = 69 + 80 = 149
Bài 2 : ( trang 80)Ghi đúng, ghi sai vào chỗ trống sau đây
a) 37 – 5 × 5 = 12
180 : 6 + 30 = 60 30 + 60 × 2 = 150 282 – 100 : 2 = 91 |
b) 13 × 3 – 2 = 13
180 + 30 : 6 = 35 10 + 60 × 2 = 180 282 – 100 : 2 = 232 |
Hướng dẫn giải
a) 37 – 5 × 5 = 12 Đ
180 : 6 + 30 = 60 Đ 30 + 60 × 2 = 150 Đ 282 – 100 : 2 = 91 S |
b) 13 × 3 – 2 = 13 S
180 + 30 : 6 = 35 S 10 + 60 × 2 = 180 S 282 – 100 : 2 = 232 Đ |
BÀI 3 : ( trang 80 )Mẹ hái được 60 quả táo, chị hái được 35 quả táo. Số táo của mẹ và của chị đều xếp vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo?
Hướng dẫn giải
Tổng số táo mẹ và chị hái được là:
60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số quả táo là:
95 : 5 = 19 (quả)
Bài tập củng cố bài học : Tính giá trị của biểu thức
Dưới đây sẽ là một số bài tập giúp các em ôn luyện lại kiến thức đã học trong bài ngày hôm nay .
Bài 1 :Tính
A. 92 B. 93 C. 94
Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức :
A. 42 B. 43 C. 44
Bài 3: Điền dấu <, > ,= vào ô trống :
A. > B. < C. =
Bài 4: Điền dấu <, > ,= vào ô trống :
A. > B. < C. =
Bài 5: Tính giá trị của biểu thức
A. 999 B. 1000 C. 1001
ĐÁP ÁN
- B 2. C 3. A 4.C 5. A
Một số mẹo nhỏ giúp các bạn học tốt hơn :
- Nắm chắc các phần lý thuyết và định nghĩa :Những lý thuyết và định nghĩa trong toán học mặc dù không nhiều nhưng bạn cần phải ghi nhớ chúng thật chắc chắn mới có thể học tốt được, không chỉ ghi nhớ các lý thuyết cùng định nghĩa này mà bạn còn phải hiểu rõ được bản chất của môn học, qua đó bạn phải áp dụng đúng cách mới có thể học tốt, khi bạn đã hiểu và nhớ hết được lý thuyết cùng định nghĩa này rồi thì bạn mới có thể áp dụng được chúng dễ dàng hơn để chứng minh và giải thích kết quả đúng nhất.
- Cần tạo tính tự giác khi học toán :Muốn học tốt môn toán thì tính tự giác là hết sức cần thiết, bạn phải tự đặt mục tiêu cho bản thân, chăm chỉ làm bài tập từ dễ tới khó, kiên nhẫn ôn những kiến thức cơ bản và giải bài từ từ mới có thể giúp bạn nâng cao thêm khả năng học toán của bản thân, từ đó có thể giải được những dạng bài khác nhau.
- Cần có sự đam mê với môn học : Bạn muốn học giỏi toán thì bạn phải yêu thích học toán, có quyết tâm chinh phục những bài tập toán , sự yêu thích này sẽ giúp bạn tăng thêm động lực học toán cho bản thân tốt nhất.
Lời kết
Trên đây là tất cả những kiến thức có liên quan đến bài học: Tính giá trị của biểu thức. Mong rằng với những nội dung mà bài viết cung cấp thì các em có thể nắm được thật vững bài học. Chúc các em học tập thật tốt.
Xem thêm :
- Phép trừ dạng 17 – 2 – Toán 1 (Bài tập & Lời giải SGK) [Cánh Diều]
- Phép cộng dạng 25 + 14 – Giải Toán lớp 1 SGK [Cánh Diều]
- Phép cộng dạng 14+3- Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 1
- Phép trừ dạng 27 – 4; 63 – 40 – Giải toán lớp 1 SGK [Cánh Diều]
- Chục và đơn vị – Hướng dẫn học tốt Toán lớp 1 [Cánh Diều]