Viết số tự nhiên trong hệ thập phân – Bài tập toán lớp 4

5/5 - (1 bình chọn)

Bài giảng: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân là bài học được Wikihoctap biên soạn rất cẩn thận và chi tiết. Hy vọng các em sẽ hiểu được bài nhanh chóng. Cùng theo dõi bài học ngay bên dưới nhé.

Mục tiêu bài giảng:

Các con cần nắm được những kiến thức và kỹ năng sau đây: 

  • Học sinh biết đọc và viết theo mẫu về số có nhiều chữ số. 
  • Bài học giúp các con biết được viết số tự nhiên ở trong hệ thập phân.

Lý thuyết cần nắm

Các em cần tập trung học và ghi nhớ các kiến thức cơ bản dưới đây nhé!

Đặc điểm của hệ thập phân

Trong cách viết số tự nhiên:

  • Ở mỗi hàng chỉ viết được một chữ số. 
  • Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng cao hơn tiếp liền nó.

Ví dụ: 

  • 10 đơn vị = 1 chục
  • 10 chục = 1 trăm
  • 10 trăm = 1 nghìn

Các sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân

Với mười chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 có thể viết được mọi số tự nhiên.

Ví dụ: 

  • Chín trăm chín mươi chín viết là: 999.
  • Hai nghìn một trăm mười lăm viết là: 2115
  • Tám trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm mười một viết là: 812327411

Giá trị của chữ số trong một số

Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2: Trong số 999 có ba chữ số 9. Từ trái qua phải mỗi chữ số 9 lần lượt nhận giá trị là: 900;90;9

Cùng xem video bài giảng của thầy Hoàng Hà để học bài hiệu quả và nhớ lâu hơn nhé!

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa

Sau đây là lời giải chi tiết & chính xác nhất bài Viết số tự nhiên trong hệ thập phân trang 20 SGK Toán 4:

Câu 1: Viết theo mẫu:

Đọc số Viết số Số gồm có
Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai 80 712 8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị
Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư
2020
Năm mươi lăm nghìn năm trăm
9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị

Bài Làm:

Đọc số Viết số Số gồm có
Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư 5 864 5 nghìn, 8 trăm, 6 chục, 4 đơn vị.
Hai nghìn không trăm hai mươi 2 020 2 nghìn, 2 chục.
Năm mươi lăm nghìn năm trăm 55 500 5 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm.
Chín nghìn năm trăm linh chín 9 509 9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị.

Câu 2: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): 387; 873; 4738; 10 837.

Mẫu: 387 = 300 + 80 + 7.

Bài Làm:

Các con làm tương tự theo mẫu để viết các số tự nhiên thành tổng nhé:

Số 873 được viết thành tổng là: 873 = 800 + 70 + 3.

Số 4 738 được viết thành tổng là: 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8.

Số 10 837 được viết thành tổng là: 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7.

Câu 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau (theo mẫu): 

Số 45 57 561 5 824 5 842 769
Giá trị của chữ số 5 5

Bài Làm:

Các con xác định giá trị của chữ số 5 trong mỗi số như sau rồi điền vào bảng nhé:

Số 57 561 5 824 5 842 769
Giá trị của số 5 50 500 5 000 5 000 000

Câu hỏi tự luyện

Cùng làm thêm những câu hỏi tự luyện do Wikihoctap biên soạn để tiến bộ hơn nhé!

Phần câu hỏi

Câu 1: Số 746 gồm: … trăm ; … chục ; … đơn vị. Các số điền lần lượt từ trái sang phải là:

A. 7, 4, 6

B. 4, 7, 6

C. 6, 7, 4

Câu 2: Giá trị chữ số 6 trong số 67253 là:

A. 6000

B. 60000

C. 6

Câu 3: Viết số 55940 thành tổng :

A. 50000+500+700+30

B. 45000+500+900+30

C. 50000+5000+900+40

Câu 4: Viết số tự nhiên x biết: x = 8 x 1000000+5 x 1000+2 x 100+1 x 10.

A. 8005210

B. 8003450

C. 8246450

Câu 5: Giá trị của chữ số 3 trong số 57398 là

A. 3

B. 30

C. 300

Phần đáp án

1.A           2.B          3.C          4.A          5.C

Lời kết

Kết thúc bài học hôm nay thì các con đã biết cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân chưa nhỉ? Bài học này là nền tảng cho những bài tiếp theo vì thế các em hãy cố gắng nắm chắc được kiến thức nhé. Chúc các em đạt được thật nhiều điểm 10.

>> Xem thêm nhiều bài giảng Toán khác tại Wikihoctap:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *